Đau Bao Tử Nôn Ra Máu Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?
Đau bao tử nôn ra máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lí nguy hiểm ở đường tiêu hóa. Nếu không được xử lí đúng cách và kịp thời, rất có thể tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
Đau bao tử (đau dạ dày) nôn ra máu là gì?
Theo thuật ngữ chuyên ngành, đau dạ dày nôn ra máu chính là biểu hiện lâm sàng của tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Đây là sự đặc trưng của các tổn thương khiến máu chảy ra khỏi lòng của thành mạch dạ dày rồi đi vào ống tiêu hóa.
Tùy thuộc vào vị trí xuất huyết: xuất huyết trên (dạ dày, thực quản, tá tràng) hay xuất huyết dưới (ruột non, ruột già và hậu môn) mà có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, hai triệu chứng đặc trưng là nôn ra máu và đi ngoài phân đen.
Đau bao tử nôn ra máu hay còn gọi xuất huyết dạ dày được xếp vào dạng xuất huyết tiêu hóa trên. Theo số liệu thống kê, có đến 60 – 70% tường hợp là do viêm loét dạ dày, tá tràng. Những người bị tình trạng này thường sẽ gặp biến chứng phức tạp, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Nam giới trong độ tuổi lao động là đối tượng dễ xuất huyết dạ dày nhất. Đây là những người có chế độ sinh hoạt thất thường, hay sử dụng rượu bia, thuốc lá. Họ cũng là đối tượng thường gặp các vấn đề stress trong công việc.
Triệu chứng của đau bao tử nôn ra máu
Tình trạng đau dạ dày nôn ra máu gây ra những tổn thương rất nghiêm trọng. Do đó, người bệnhchảy máu có thể là ở mép ổ loét, đáy ổ loét, ổ loét ăn thủng vào mạch máu. Những biểu hiện về mặt ví trí này chỉ có thể xác định khi tiến hành nội soi.
Tùy theo vị trí mà mức độ chảy máu sẽ khác nhau, thể tích có thể từ vài chục ml cho đến vài lít. Máu bị nôn ra có màu đỏ tươi, màu hồng, có lẫn dịch tiêu hóa màu nâu sẫm.
Máu nôn ra ngoài có thể bị vón cục to bằng hạt ngô, cũng có thể lẫn gợn đen do thức ăn, dịch nhầy.
Ngoài ra, người bị đau bao tử nôn ra máu còn có triệu chứng cồn cào, bỏng rát thượng vị, người mệt lả. Các cơn đau có thể xảy đến đột ngột, hiện tượng thở nhanh, người vã mồi hôi hoặc lạnh toát.
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày nôn ra máu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bao tử nôn ra máu. Trong đó, các bác sĩ cho biết, bệnh này thường xảy ra ở những người có tiền sử mắc bệnh lí tổn thương dạ dày. Cụ thể như:
Viêm và loét dạ dày là nguyên nhân gây ra hiện tượng nôn ra máu. Nguyên nhân bị viêm loét dạ dày có thể do nhiễm vi khuẩn HP, hoặc do người bệnh sử dụng các thuốc giảm đau trong thời gian quá dài.
Một số chấn thương nghiêm trọng như bị tấn công trực tiếp, bị bỏng nặng khiến dạ dày bị viêm loét, trợt, hoặc thủng dạ dày cũng là nguyên nhân gây tình trạng đau bao tử nôn ra máu.
Một số trường hợp bị u lành tính hoặc ung thư dạ dày cũng có nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Khi đó, phần u này sẽ bị nhô ra khỏi lòng dạ dày, nó cọ sát với thức ăn khi đang nhào lộn và gây nên tình trạng chảy máu.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác khiến người bệnh bị nôn ra máu khi đau dạ dày như:
- Thời tiết thay đổi khiến cơ thể tiết histamin nhiều hơn làm dạ dày tăng tiết dịch acid tổn thương thành niêm mạc gây đau và viêm loét.
- Cảm cúm khiến sức đề kháng của cơ thể kém đi, vi khuẩn HP dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh
- Việc dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm NSAID, corticoid… quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân khiến đau bao tử nôn ra máu.
- Tâm lí căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian khá dài khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng.
Đau bao tử nôn ra máu nguy hiểm không?
Nôn ra máu là tình trạng hết sức nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời nó sẽ gây nên những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Tùy vào từng tình trạng, mức độ mà biến chứng xảy ra sẽ ở mức độ khác nhau. Chẳng hạn như:
Xuất huyết dạ dày với mức độ nhỏ, kéo dài: Người bệnh sẽ bị mất máu liên tục, tình trạng thiếu máu xuất hiện. Các vết loét nếu không được điều trị kịp thời sẽ ngày càng lan rộng ra, ăn sâu vào các tổ chức trong cơ quan từ đó dẫn đến hiện tượng xuất huyết cấp tính.
Xuất huyết dạ dày mức độ cấp tính: Người bệnh bị nôn ra máu với lượng lớn, khi đó cơ thể sẽ bị mất đi sự tuần hoàn dẫn đến bị sốc với các triệu chứng kèm theo như:
- Người mệt lả, toát mồ hôi, cơ thể lạnh toát, môi và các đầu ngón chân ngón tay tím tái.
- Huyết áp tụt, mạch đập nhanh và khó bắt.
- Ý thức bắt đầu bị rối loạn với các biểu hiện chậm chạp, suy nghĩ lẫn lộn, bị kích thích thậm chí là hôn mê.
- Máu không đến được tim cũng như các cơ quan, nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến suy tim đa tạng, các cơ quan nội tạng đều rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Xử trí cấp cứu đau bao tử nôn ra máu?
Cơ thể nói, tình trạng đau bao tử nôn ra máu rất nguy hiểm. Vì thế, cần có những biện pháp xử lí nhanh chóng, kịp thời để tính mạng không bị đe dọa.
Vậy, trong trường hợp 1 người gặp tình trạng này thì phải xử lý như thế nào để đảm bảo tính mạng cho người bệnh. Theo các bác sĩ, khi gặp tình trạng đau bao tử nôn ra máu cần xử lý theo các bước sau:
- Không cho người bệnh vận động để tránh té ngã, chấn thương, tụt huyết áp và mất ý thức.
- Để người bệnh nằm nghỉ với tư thế chân cao hơn đầu nhằm cho máu lưu thông, tránh khó thở và tránh mê man.
- Thực hiện những biện pháp giữ ấm cho cơ thể người bệnh bằng cách mặc nhiều áo, quấn chăn…
- Sau đó, bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu.
Khi đến bệnh viện, biện pháp được bác sĩ ưu tiên hàng đầu đó chính là cắt cơn sốc, truyền máu, giúp máu lưu thông nhằm đưa các chỉ số về mức độ ổn định. Đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành giải quyết ổ dịch chảy máu bằng những kĩ thuật cơ bản như tiêm xơ nội soi, đốt điện..
Điều trị đau bao tử nôn ra máu như thế nào?
Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày mà bác sĩ tiến hành các biện pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, hai phương pháp được áp dụng chính đó chính là điều trị nội khoa (dùng thuốc) và can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật).
Điều trị đau bao tử nôn ra máu bằng thuốc
Nội khoa là phương pháp được sử dụng chủ yếu nhằm kiểm soát mức độ viêm loét của dạ dày và ngăn ngừa nguy cơ bệnh diễn tiến nhanh. Trong đơn thuốc của người đau dạ dày nôn ra máu thường có các loại thuốc như:
- Thuốc kháng acid nhằm trung hòa lượng acid dạ dày với các loại chủ yếu là: Natri bicarbonat, Nhôm hydroxit, Calci carbonat, Các muối Magie.
- Thuốc chống tăng tiết dịch vị với hai nhóm chủ yếu là thuốc kháng thụ thể histamin H2 (gồm Omeprazole hay Lansoprazole, pantoprazole) và thuốc ức chế bơm proton (gồm Cimetidin, Ranitidin)
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày nhằm loại bỏ các tổn thương, làm liền vết thương nhanh chóng. Nhóm thuốc này chủ yếu gồm: Sucralfate, Bismuth, Misoprostol.
- Nhóm kháng sinh nếu người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP với các loại thuốc chủ yếu là Amoxicillin, Metronidazole, Clarithromycin.
Ngoài ra, với những trường hợp bị co thắt dạ dày, bệnh nhân bị ung thư lành tính, ung thư dạ dày thì có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc cầm máu.
Điều trị bằng can thiệp ngoại khoa
Với việc điều trị cấp cứu khẩn cấp, tiêm sơ nội soi và đốt điện là hai biện pháp thường được bác sĩ chỉ định. Tùy vào mức độ cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ áp dụng biện pháp, kỹ thuật xử lí khác nhau
Lưu ý khi bị đau dạ dày nôn ra máu
Tình trạng đau dạ dày nôn ra máu chủ yếu là do xuất huyết dạ dày với nhiều mức độ khác nhau. Do đó, khi gặp tình trạng này ngoài việc được cấp cứu kịp thời thì người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp, nên ăn những thực phẩm mềm.
- Không uống rượu bia, không hút thuốc lá
- Chăm chỉ tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế ăn đồ ăn cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học, không thức quá khuya.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng đau bao tử nôn ra máu. Có thể nói, đây là tình trạng hết sức nguy hiểm và nó có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, khi gặp tình trạng này, cần sớm đưa người bệnh đi viện để được cấp cứu kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!