Cách chữa bệnh dư axit dạ dày hiệu quả nhất hiện nay [CẬP NHẬT 2021]
Dư axit dạ dày khiến cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều vấn đề về đường tiêu hóa như ợ chua, đầy hơi… thậm chí là trào ngược dạ dày, nghiêm trọng là viêm loét dạ dày… Do đó càng khắc phục sớm tình trạng này sức khỏe của bạn sẽ càng được bảo vệ. Bài viết này sẽ thống kê các cách chữa bệnh dư axit dạ dày hiệu quả nhất hiện nay.
Khi nồng độ pH dạ dày ở ngưỡng <3,5 (cao hơn 0,001 mol/l) thì được gọi là tình trạng dư axit dạ dày. Tình trạng này có liên quan đến nhiều yếu tố như: Sử dụng nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, chất kích thích, căng thẳng kéo dài…
Dư axit dạ dày khiến người bệnh gặp phải những triệu chứng điển hình như: Đầy hơi, ợ chua, hôi miệng, trào ngược dạ dày, thèm ăn liên tục, tiểu tiện bất thường, cơ thể mệt mỏi, không thể tập trung trong công việc… Nếu để kéo dài dư axit có thể dẫn đến bệnh đau dạ dày, thủng dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày…
Cách chữa bệnh dư axit dạ dày tốt nhất hiện nay
Có nhiều cách điều trị dư axit dạ dày giúp người bệnh khắc phục những triệu chứng bệnh khó chịu, trong đó phổ biến là những cách sau đây.
Chữa dư axit dạ dày bằng mẹo dân gian
Giảm axit dạ dày bằng mẹo dân gian là cách đơn giản và an toàn dành cho người bệnh dư axit dạ dày ở dạng nhẹ. Với những nguyên liệu sẵn có trong gia đình không ít người đã thành công với cách chữa này. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
Giảm axit dạ dày bằng cách nào – Hãy dùng nghệ và mật ong:
Nghệ được đánh giá là vị thuốc có tác dụng rất tốt đối với các bệnh lý dạ dày. Trong nghệ chứa các thành phần với công dụng kháng viêm, làm dịu niêm mạch dạ dày, tái tạo vết thương. Sự kết hợp của nghệ với mật ong sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức khỏe niêm mạch, trung hòa axit dạ dày.
Cách thực hiện: Lấy khoảng 2-3 thìa cà phê tinh bột nghệ pha với mật ong, trộn đều hỗn hợp rồi sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể hãy ăn sống nghệ tươi với mật đều được.
Cách giảm axit dạ dày nhanh với gừng:
Cách chữa bệnh dư axit dạ dày đơn giản tiếp theo đó là sử dụng gừng. Gừng tươi có công dụng kháng viêm, giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đồng thời kích thích tiêu hóa và làm giảm áp lực lên dạ dày.
Cách tốt nhất để giảm axit dạ dày với gừng là bạn hãy ăn 3-4 lát gừng mỗi ngày. Hoặc bạn thái gừng thành lát mỏng rồi hãm với nước nóng, hòa thêm một chút mật ong để dễ uống.
Dùng cây dạ cẩm:
Theo Đông y, cây dạ cẩm là vị thuốc quý với tính bình, vị hơi ngọt đắng, có công dụng chống viêm, giảm đau, đặc biệt là giảm nồng độ axit dạ dày, cải thiện chức năng tiêu hóa. Chính vì vậy, từ lâu, cây dạ cẩm cũng được sử dụng là một trong những cách chữa bệnh dư axit dạ dày hiệu quả cho người bệnh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch cây dạ cẩm, chặt thành khúc gắn, sau đó phơi khô
- Mỗi ngày sử dụng 40g sắc cùng 500ml nước
- Lấy nước uống trong ngày, chia 3 lần uống trước bữa ăn 30 phút
- Sử dụng thuốc kiên trì trong 10 ngày.
Giảm axit dạ dày với lá tía tô:
Theo các kết quả nghiên cứu, cây tía tô có công dụng điều trị chứng trào ngược dạ dày bằng cách ổn định axit dịch vị rất tốt. Sở dĩ lá tía tô có thể trung hòa axit dịch vị là nhờ thành phần tanin và Glucosid. Những thành phần này sẽ giúp ức chế tăng sinh axit, hỗ trợ tiêu hóa, nhờ đó mà cải thiện tình trạng dư axit dạ dày.
Chưa kể, các thành phần trong cây tía tô còn có khả năng hỗ trợ làm lành các vết loét tại niêm mạc dạ dày, phục hồi tổn thương.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá tía tô, để ráo nước sau đó hãm cùng với nước sôi trong 15 phút. Uống nước lá tía tô thay trà uống hàng ngày.
Chữa dư axit dạ dày bằng cây chè dây:
Chè dây cũng được đánh giá là phương pháp giúp khắc phục tình trạng dư axit dạ dày hiệu quả nhờ vào hoạt chất tanin và flavonoid. Với hai thành phần này, axit dạ dày dư thừa sẽ được điều chỉnh nhanh chóng, đồng thời còn hỗ trợ tiêu hóa, chữa trào ngược dạ dày.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể lấy chè dây được phơi khô hoặc trà túi lọc để hãm nước uống mỗi ngày.
**Lưu ý: Không nên uống trà vào lúc quá no hoặc quá đói, hãy chia nhỏ thời gian dùng thuốc để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Bên cạnh các cách chữa đã đề cập nếu bị dư axit dạ dày bạn có thể sử dụng nha đam, uống men vi sinh, cây đơn tướng quân… cũng hoàn toàn giảm được hàm lượng axit dư trong dạ dày.
Từ những nguyên liệu kể trên bạn có thể thấy rằng cách chữa bệnh dư axit dạ dày bằng mẹo dân gian khá an toàn và lành tính. Tuy nhiên, hiệu quả nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh lý. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi dùng.
Cách giảm axit dạ dày nhanh bằng thuốc Tây y
Nếu nói đâu là cách chữa giảm axit dạ dày nhanh chóng thì đó là thuốc Tây. Các thuốc này sẽ được sử dụng phù hợp tùy theo mức độ bệnh và có thể dùng dưới dạng thuốc không kê đơn hoặc kê đơn.
Thuốc Tây sẽ giúp giảm nhanh axit dạ dày, khắc phục các triệu chứng khó chịu như ợ chua, đầy hơi, trào ngược… Một số thuốc giảm axit dạ dày được sử dụng nhiều đó là thuốc kháng Histamin H2 và thuốc ức chế Proton như: Lansoprazole, Pantoprazole, Omeprazole, Cimetidine, Ranitidin…
Ngoài giảm các triệu chứng bệnh kể trên, các thuốc này còn giúp bảo vệ niêm mạc trước sự tấn công của axit, ức chế sự hình thành axit và ngăn tình trạng viêm nhiễm kéo dài.
Cách chữa bệnh dư axit dạ dày với thuốc Tây dù có hiệu quả nhanh nhưng chúng sẽ gây ra một số tác dụng phụ như: Nổi mẩn, mề đay, dị ứng, mệt mỏi, buồn nôn/ nôn… Do đó, dù là thuốc kê đơn hay không kê đơn thì trước khi dùng thuốc điều trị bạn cần được thăm khám và có sự cho phép của bác sĩ mới sử dụng. Tuyệt đối không được tự ý mua về điều trị tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Cách chữa bệnh dư axit dạ dày an toàn với thuốc Đông y
Đông y với thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên cũng là một sự lựa chọn mang tính an toàn cho người bệnh. Theo Đông y, bệnh dư axit hình thành là do chính khí suy giảm khiến cho phong, hàn, thấp, nhiệt xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Từ nguyên nhân khởi phát này, Đông y sẽ tập trung bồi bổ chính khí, khắc phục các yếu tố gây hại, giảm các triệu chứng khó chịu của dư thừa axit dịch vị nư buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, trào ngược…
Sau đây là một số bài thuốc Đông y chữa dư axit dạ dày mà bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc 1:
- Vị thuốc: Bán hạ, chỉ xác, mỗi vị 10g; trần bì, cam thảo khô, mỗi vị 12g; cát căn, ngưu tất, hoài sơn, mỗi vị 16g; phòng sâm 20g…
- Cách dùng: Trộn đều và rửa sạch thuốc, cho vào ấm để sắc thuốc, sắc 2 lần. Chắt lấy nước và uống hết trong ngày, mỗi ngày 2 bát. Giữ lại phần bã để ngày sau đun lại sử dụng tiếp.
Bài thuốc 2:
- Vị thuốc: Bạch truật, bán hạ, mỗi vị 10g; râu ngô 13g; cam thảo, đương quy, bông mã đề, mỗi vị 16g; rễ cây rau má 20g…
- Cách dùng: Một thang thuốc sắc uống trong hai ngày, mỗi ngày uống 2 lần sau khi ăn.
Bài thuốc 3:
- Vị thuốc: Bối mẫu 12g, trần bì 10g, thược dược 20g, trạch tả 15g…
- Cách dùng: Sắc thuốc với 2 lít nước, đun cho đến khi còn 250ml nước, chắt lấy nước rồi chia nước thuốc thành 5 phần uống trong ngày.
**Lưu ý:
- Ưu điểm của thuốc Đông y là vừa điều trị bệnh vừa có công dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Do đó, khi dùng thuốc bạn sẽ cải thiện được sức khỏe của bản thân.
- Thuốc Đông y tuy an toàn nhưng tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ đưa ra đơn thuốc khác nhau, lưu ý khác nhau. Do đó bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng.
- Hiệu quả thuốc cũng giống mẹo dân gian thường phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
- Chú ý chế độ sinh hoạt phù hợp trong thời gian điều trị bệnh để có được hiệu quả như mong muốn.
Những lưu ý trong điều trị bệnh dư axit dạ dày
Dư thừa axit hình thành bởi nhiều nguyên nhân do đó trong quá trình điều trị người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau để thu về kết quả tốt nhất.
- Tuyệt đối tránh xa rượu bia bởi đây là những đồ uống không tốt cho dạ dày, có thể làm tăng lượng axit dịch vị. Nếu có thể bạn hãy loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi thực đơn.
- Hạn chế hút thuốc lá, bởi trong thuốc lá có chứa nicotin và một số chất độc hại khiến dạ dày tăng tiết axit so với bình thường, thậm chí còn khiến cơ thực quản suy yếu, gây trào ngược dạ dày.
- Hãy giữ cho tâm lý thoải mái, không căng thẳng, hãy suy nghĩ tới những điều tích cực để tâm trạng được thư giãn.
- Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, hãy ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ.
- Hạn chế tư thế ngủ nằm ngửa hoặc nằm sấp để giảm áp lực lên dạ dày. Tốt nhất bạn hãy ngủ nghiêng về phía bên trái.
- Ăn chậm, nhai kỹ trước khi nuốt để giảm bớt những áp lực tới dạ dày…
- Bổ sung thêm các loại rau xanh trong bữa ăn để giúp dạ dày hoạt động được nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp cho bạn đọc biết được những cách chữa bệnh dư axit dạ dày hiệu quả. Để đem lại hiệu quả cao, tốt nhất bạn hãy tới cơ sở y tế uy tín, được thăm khám và được tư vấn bởi bác sĩ chuyên môn. Nhờ đó sẽ tìm được cách điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!