Bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Trào ngược dạ dày thực quản k21 được xếp vào danh sách bệnh lý về hệ tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Không chỉ khiến người bệnh khó chịu bệnh lý này còn ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vậy, thực chất bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa ra sao? Mọi thông tin sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản K21 là theo phiên bản mã bệnh ICD 10 của Việt Nam ban hành theo quyết định 7603/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành chính là bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh xảy ra khi dịch vị tại dạ dày như axit dạ dày, thức ăn dư thừa chưa được tiêu hóa hết trào ngược lên phía thực quản, vòm họng. Ngoài ra, người bệnh còn gặp những triệu chứng khác như ợ chua, ợ hơi, nóng rát vùng thượng vị.
Theo các chuyên gia, bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 được chia thành 2 loại phổ biến gồm:
Trào ngược dạ dày thực quản kèm viêm thực quản K21.0:
Bệnh khởi phát khi dịch vị dạ dày trào ngược dẫn đến viêm loét thực quản. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng cơ bản như: Đi ngoài ra máu, đau rát bụng, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, cơ thể suy nhược… Bệnh có thể dẫn đến biến chứng như chảy máu, thủng thực quản… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Trào ngược dạ dày thực quản không có viêm thực quản k21.9:
Là tình trạng trào ngược dạ dày mức độ nhẹ, chưa dẫn tới biến chứng viêm thực quản. Người bệnh sẽ gặp các biểu hiện điển hình như ợ hơi, ợ chua, nước bọt tiết nhiều so với bình thường, đau bụng âm ỉ, trào ngược dạ dày. Bệnh sẽ thành mãn tính nếu không được điều trị kịp thời và dẫn đến những biến chứng rất nghiêm trọng.
Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21
Nguyên nhân bệnh trào ngược dạ dày có rất nhiều và tùy vào cơ địa sẽ có những nguyên nhân khác nhau khiến người bệnh có những triệu chứng bệnh cũng khác nhau. Dưới đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này.
- Thói quen ăn uống không hợp lý như: Ăn quá no vào buổi tối, ăn khi nằm hoặc ăn trước khi đi ngủ, vận động ngay sau khi ăn.
- Thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ, uống bia rượu, sử dụng chất kích thích khiến tăng tiết axit trong dạ dày.
- Thường xuyên thức khuya, tâm lý căng thẳng, áp lực.
- Người béo phì, thừa cân khiến áp lực lên phần ổ bụng, dạ dày co bóp khó khăn, thức ăn tiêu hóa chậm, làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Do tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen…
- Mắc một số bệnh về tiêu hóa như: Hẹp vị môn dạ dày thực quản, viêm phù nề dạ dày, ung thư dạ dày…
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 có nguy hiểm không?
Như đã nói, trào ngược dạ dày k21 có thể diễn tiến nặng, dẫn đến biến chứng nếu không được khắc phục kịp thời. Và sau đây là một số ảnh hưởng của bệnh mà bạn cần đặc biệt quan tâm.
- Gây tắc nghẽn thực quản: Niêm mạc thực quản bị tổn thương kéo dài, sẽ hình thành sẹo và gặp các vấn đề trong ăn uống.
- Barrett thực quản: Nếu bị tổn thương tại thực quản thì nguy cơ đến bệnh lý này chiếm tới 5-10%.
- Loét thủng thực quản: Khi bị bệnh, bạn sẽ gặp khó khăn trong ăn uống, nếu nặng có thể dẫn đến thủng thực quản và lúc đó cần phải được can thiệp y khoa để khắc phục.
- Trào ngược dạ dày dẫn đến viêm đường hô hấp: Dịch vị trào ngược dạ dày sẽ kèm theo axit, thức ăn lên thực quản và cổ họng dẫn đến những bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng…
- Gây chảy máu, viêm loét dạ dày: Trào ngược dạ dày k21 kéo dài sẽ dẫn đến xuất huyết. Ở một số trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể gây chảy máu nhiều, tụt huyết áp, tăng nguy cơ tử vong…
- Trào ngược thực quản cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản, nhất là những trường hợp bị biến chứng Barrett thực quản.
- Ngoài những ảnh hưởng trên, bệnh trào ngược dạ dày k21 còn khiến người bệnh bị chán ăn, rối loạn giấc ngủ, sâu miệng, cơ thể mệt mỏi…
Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản k21 hiệu quả hiện nay
Để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, bạn có thể áp dụng theo nhiều cách khác nhau tùy vào nhu cầu và mức độ bệnh. Ngay sau đây là những cách điều trị được áp dụng phổ biến và đem lại hiệu quả tích cực cho người bệnh.
Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 bằng mẹo dân gian
Các mẹo dân gian thường là bài thuốc truyền miệng từ đời này qua đời khác và nó cũng có tác dụng nhất định trong điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo những cách sau:
- Nha đam: Lọc lấy phần thịt trắng của nha đam sau đó xay nhuyễn với nước lọc. Lọc lấy phần nước hoặc bạn có thể dùng nha đam vào các món chè cũng giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả.
- Nghệ: Chuẩn bị bột nghệ và cà phê đen, hãm với nước sôi sau đó dùng mỗi ngày giống như trà. Ngoài ra, bột nghệ kết hợp với mật ong cũng sẽ đẩy lùi triệu chứng bệnh.
- Gừng: Thái lát gừng và đun sôi với nước, sau đó dùng mỗi ngày hoặc dùng gừng ngâm mật ong cho đến khi gừng mềm là có thể sử dụng (dùng sau khi ăn).
Sử dụng thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Thuốc Tây được đánh giá là giải pháp giúp người bệnh cải thiện nhanh triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh đó thuốc còn giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tùy theo tình trạng bệnh sau khi chẩn đoán bác sĩ sẽ sử dụng thuốc phù hợp, cụ thể:
- Thuốc trung hòa axit: Thuốc giúp thay đổi nồng độ axit dịch vị, làm chậm và ngăn ngừa quá trình ăn mòn dạ dày…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc: Thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngừa axit xâm lấn và bào mòn. Các thuốc phổ biến được dùng như: Misoprostol, Sucralfate, Bismuth,…
- Thuốc ức chế giải phóng histamin H2: Nizatidin, Ranitidin, Cimetidin, Famotidin…
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Các thuốc được dùng phổ biến như: Lansoprazole, Rabeprazole, Omeprazole…
**Lưu ý: Thuốc Tây y thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, do đó trước khi sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý chẩn bệnh và mua thuốc để tránh những phản ứng không mong muốn xảy ra.
Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng Đông y
Y học cổ truyền cho rằng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 có nguyên nhân là do khí huyết không lưu thông, can tỳ phế bị suy yếu. Chính vì lẽ đó, nguyên tắc điều trị bệnh của Đông y là tập trung phục hồi chức năng tạng phủ, cải thiện triệu chứng. Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo như:
Bài thuốc 1:
- Vị thuốc: Hắc táo nhân, phòng sâm, mỗi vị 20g; hoài sơn, bạch truật, ngưu tất, liên nhục, cát căn, mỗi vị 16g; viễn chí, cam thảo, trần bì, mỗi vị 12g; chỉ xác, bán hạ chế, mỗi vị 10g.
- Cách dùng: Sắc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc và chú ý nghỉ ngơi hợp lý, trắng căng thẳng, áp lực.
Bài thuốc 2:
- Vị thuốc: Tía tô, hoàng kỳ, mỗi vị 12g; lá đắng, lá lốt, biển động, mỗi vị 15g; bạch truật, trần bì, mỗi vị 10g; sâm đại hành 16g; đương quy 13g.
- Cách dùng: Sắc các vị thuốc trong 30 phút, chờ nước nguội rồi chia thành 2 phần uống trong ngày trước bữa ăn.
Cách phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21
Ngoài việc áp dụng đúng phác đồ điều trị bạn cần lưu ý những vấn đề ngay bên dưới để giúp điều trị bệnh cũng như phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
- Khi có các triệu chứng khó chịu kéo dài và ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt bạn nên đi thăm khám để bác sĩ tư vấn và có hướng điều trị kịp thời, tránh biến chứng.
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống, không bỏ dở giữa chừng. Đặc biệt, bạn không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa được chẩn đoán cụ thể.
- Có một chế độ ăn uống, bổ sung nhiều ranh xanh, các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin tốt cho tiêu hóa…
- Không thức khuya, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, lo âu, áp lực… dễ sinh bệnh.
- Khi ăn bạn nên nhai kỹ, ngoài ra không nên ăn quá no, có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
- Rửa tay trước và sau khi ăn.
- Tránh tiếp xúc với những người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP.
Các chuyên gia cho biết, bệnh trào ngược dạ dày thực quản k21 có thể được khắc phục hoàn toàn nếu phát hiện sớm và trị bệnh đúng cách. Vì vậy, bạn nên lắng nghe cơ thể để điều trị bệnh càng sớm càng tốt, nhờ đó mà tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!