Các loại thuốc gây viêm loét dạ dày và lưu ý khi sử dụng

Rate this post

Khi đối mặt với các loại bệnh, chúng ta luôn cần đến việc sử dụng thuốc để ức chế các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên bên cạnh tác dụng điều trị thì có một số loại thuốc gây viêm loét dạ dày tá tràng khiến nhiều người lo ngại khi dùng.

Cùng chúng tôi điểm mặt những loại thuốc gây viêm loét dạ dày thường gặp nhất trong bài viết sau đây. Nhất định chúng tôi cũng sẽ có cách giúp mọi người giảm tác dụng phụ mà chúng gây ra.

I. Tại sao một số loại thuốc Tây có thể gây viêm loét dạ dày?

Ưu điểm nổi bật là luôn đem lại hiệu quả tốt cho quá trình điều trị các loại bệnh lí nhưng thuốc Tây nếu sử dụng lâu dài hay không đúng cách lại tiềm ẩn không ít mối nguy hại. Tác dụng phụ thường gặp nhất của các loại thuốc Tây là có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

Sử dụng thuốc Tây có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng. Nguyên nhân do đâu?

Lý giải vấn đề tại sao thuốc Tây có thể gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, Bác sĩ Nguyễn Minh Anh (Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội) cho biết: “Hằng ngày, chúng tôi tiếp nhận thăm khám cho rất nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày, trong đó không ít trường hợp mắc bệnh do tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây. Sở dĩ việc sử dụng một số loại thuốc Tây nhất là nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm có thể gây nên hiện tượng viêm loét dạ dày tá tràng là do thành phần của các loại thuốc này có những chất kích ứng làm giảm sự tiết dịch nhầy của dạ dày.

Khi mà quá trình tiết dịch nhầy của dạ dày bị hạn chế đồng nghĩa với cơ chế tự bảo vệ mình khỏi những tác nhân gây hại cũng bị phá vỡ. Hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài khiến cho dạ dày tá tràng dần tổn thương và dẫn tới viêm loét. Ngoài ra, một số loại thuốc Tây còn có một đặc tính chung đó là rất khó tan trong môi trường acid, khi được nạp vào dạ dày dễ tạo thành kết tủa có thể khiến dạ dày bị tổn thương trực tiếp.”

Có thể thấy rằng, dạ dày, tá tràng của chúng ta rất dễ bị tổn thương khi cơ thể phải nạp thường xuyên nhiều loại thuốc trong điều trị bệnh. Vậy có những loại thuốc thường dùng nào gây viêm loét dạ dày, tá tràng? Cách sử dụng chúng ra sao để tránh được những rủi ro nhất định? Bạn hãy tiếp tục theo dõi bài viết này để biết thêm thông tin.

II. Những loại thuốc gây viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp

Mặc dù hầu hết các loại thuốc Tây đều có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định, tuy nhiên không phải bất cứ loại nào cũng khiến dạ dày bị kích ứng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhóm thuốc giảm đau hay kháng viêm thông thường chính là loại gây kích ứng dạ dày mạnh nhất nhưng lại được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống. Điển hình phải kể đến một số thuốc dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng dưới đây:

1. Thuốc Aspirin

Nói về các loại thuốc có thể gây viêm loét dạ dày, tá tràng thì không thể không kể đến Aspirin. Đây chính là thuốc được sử dụng rất phổ biến do tính năng giảm đau vượt trội. Thường được dùng trong một số trường hợp như sốt cao, đau răng, nhức đầu, đau nhức do một số bệnh lí về cơ xương khớp. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa nhận định rằng, việc sử dụng Aspirin trong thời gian dài dù đúng liều lượng vẫn có thể gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, nặng nề hơn là xuất huyết dạ dày có thể đe dọa đến tính mạng.

Aspirin là một loại thuốc gây kích ứng dạ dày mạnh cần thận trọng khi sử dụng dài ngày

2. Thuốc Ibufrofen

Nhờ tính năng ức chế sự tổng hợp hay phóng thích prostaglandin mà loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Khá giống với Aspirin, Ibufrofen được sử dụng khi bị một số bệnh như đau răng, đau nhức đầu, đau bụng kinh, cơ bắp nhức mọi. Đi kèm với hiệu quả giảm sưng đau chính là những tác dụng phụ của loại thuốc này lên đường tiêu hóa.

Các thống kê cho thấy rằng, có tới 15% những người sử dụng thuốc Ibufrofen gặp những triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, viêm loét dạ dày hay nặng nề hơn là xuất huyết dạ dày.

3. Thuốc Diclofenac

Đối với những người sống chung với các bệnh lí về cơ xương khớp thì Diclofenac là một loại thuốc rất quen thuộc. Nó có thể giúp ức chế rất nhanh những triệu chứng sưng đau khiến người bệnh được dễ chịu hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cho biết nếu quá lạm dụng loại thuốc này, sử dụng không đúng liều lượng trong thời gian dài sẽ gây viêm loét dạ dày.

4. Thuốc Corticoid

Loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong quá trình điều trị rất nhiều bệnh lí và đem lại kết quả khá khả quan. Thế nhưng loại thuốc này lại tiềm ẩn không ít những tác dụng phụ rất khó lường, không phải ngẫu nhiên mà Corticoid được ví như con dao hai lưỡi.

Hiện nay, Corticoid được sử dụng khá phổ biến, nhiều người còn tự ý mua về sử dụng hay dùng theo chỉ dẫn của hiệu thuốc mà không được bác sĩ lên đơn. Mọi người cần lưu ý, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng corticoid không đúng liều lượng sẽ rất nguy hiểm, khiến dạ dày bị kích ứng rất nặng. Đã có nhiều trường hợp còn bị xuất huyết dạ dày, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Bên cạnh những loại thuốc thường dùng mà chúng tôi đề cập trên đây vẫn còn các thuốc khác cũng gây kích ứng dạ dày khá mạnh mà mọi người luôn phải chú ý như Indomethacin, Pirocicam, Meloxicam, Tenocicam…

III. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc để tránh gây viêm loét dạ dày

Đối với quá trình điều trị các loại bệnh lí thì việc ngưng sử dụng thuốc Tây là điều không thể. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể hạn chế được những tác dụng ngoài ý muốn của các loại thuốc Tây tới dạ dày tá tràng bằng rất nhiều cách.

Khi uống các loại thuốc Tây người bệnh nên uống chung với nhiều nước lọc

Để vẫn có thể an tâm sử dụng thuốc Tây trong điều trị bệnh nhưng lại giảm thiểu được những tác động xấu cho dạ dày, tá tràng, mọi người cần hêt sức chú ý một số điều như:

  • Uống thuốc khi đã ăn no: Đây là một trong những cách rất hữu hiệu để tránh tình trạng kích ứng dạ dày khi sử dụng thuốc Tây. Ngoài ra, nếu có tiền sử đau dạ dày thì cần nói cho bác sĩ biết để có thể được chỉ định sử dụng một số thuốc hỗ trợ cùng với các thuốc đặc trị giúp tránh gây tổn thương cho dạ dày, tá tràng.
  • Nên uống nhiều nước khi sử dụng thuốc Tây để giúp các loại thuốc dễ dàng hòa tan hơn, tránh được hiện tượng kết tủa gây tổn hại cho dạ dày và tá tràng. Khi uống thuốc người bệnh nên uống cùng với ít nhất là 150ml nước, tránh uống chung với các loại nước có ga, cà phê hay nước trái cây.
  • Cần sử dụng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ: Người bệnh cần tuyệt đối tránh việc tự ý mua thuốc về sử dụng, đặc biệt là các thuốc giảm đau hay thuốc chống viêm thông thường. Những thuốc này có thể phá hoại dạ dày của bạn rất nhanh nếu sử dụng quá liều trong thời gian dài.
  • Khi vừa uống thuốc xong không nên nằm: Thói quen nằm ngay khi vừa uống thuốc xong cũng là căn nguyên khiến cho người bệnh dễ dàng gặp phải tác dụng phụ của thuốc Tây. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, mọi người cần đứng hoặc đi lại nhẹ nhàng sau khi uống thuốc Tây ít nhất là 10 phút để đạt hiệu quả điều trị tốt và tránh những tác dụng ngoài ý muốn.
  • Khi gặp các triệu chứng đau dạ dày trong quá trình sử dụng các loại thuốc Tây cần nhanh chóng thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong bài viết này chúng tôi đã điểm mặt một số loại thuốc gây viêm loét dạ dày, tá tràng cho mọi người được biết. Việc nắm bắt bắt được các loại thuốc này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn. Chúc mọi người sức khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ 5 món ăn chữa đau dạ dày hiệu quả, dễ làm

Từ trước đến nay các bạn đã được nghe đến rất rất nhiều loại thuốc tây cũng như là các bài thuốc dân gian được...

Thực phẩm chức năng Cumargold mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hỏi: Xin chào các chuyên gia của. Tôi năm nay 28 tuổi, đang sinh sống và làm việc ở Bình Dương. Dạo gần đây tôi...

Thuốc đau dạ dày Omeprazol: Thành phần, công dụng, cách dùng

Một trong những loại thuốc được sử dụng để chữa bệnh đau dạ dày khá phổ biến hiện nay là Omeprazol. Vậy thành phần của...

Nguyên nhân, triệu chứng xuất huyết dạ dày – Biết sớm để tránh tử vong

Tìm hiểu kỹ các triệu chứng xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) cũng như nguyên nhân gây bệnh để từ đó có hướng...

Zalo
Messenger