Axit dạ dày là gì? Biểu hiện dư axit và cách cân bằng hiệu quả
Axit dạ dày là một yếu tố rất quan trọng với hệ tiêu hóa. Vậy nhưng không phải ai cũng biết nó là gì và bị dư axit trong dạ dày có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp đầy đủ những thông tin cần biết.
Axit dạ dày là gì?
Axit dạ dày là một loại chất dịch tiêu hóa, nó là một thành tố hình thành trong dạ dày, có nhiều ở dịch vị, do lớp niêm mạc tiết ra. Những thành phần chính của nó là các Clohydric do tế bào oxyntic sản sinh ra.
Lượng axit tồn tại ngay ở dịch vị dạ dày sẽ luôn ở trạng thái cân bằng ở nồng độ khoảng từ 0.0001 đến 0.001 mol/l. Khi nồng độ này trong dạ dày vượt lên trên mốc đó hoặc hạ thấp hơn mức cân bằng, cơ thể sẽ mắc phải những bệnh lý về dạ dày, gây tổn thương đến sức khỏe.
Nếu không ở trạng thái cân bằng, nó sẽ ăn mòn các mô trong cơ thể và cả cơ quan nội tạng của bạn. Khi đó, người bệnh nhẹ thì sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua… Những trường hợp bệnh nặng hơn sẽ có thể bị viêm loét dạ dày hoặc viêm dạ dày cấp, gây chảy máu dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.
Việc tiết axit trong dạ dày gồm có 3 giai đoạn với mục đích tiêu hóa lượng thức ăn trong một bữa ăn, các giai đoạn đó bao gồm:
- Giai đoạn đầu tiên là cephalic: Ở giai đoạn này có khoảng 30% tổng số dịch tiết axit được sản sinh ra. Chúng được kích thích bởi việc dự đoán về mùi và vị của thức ăn.
- Giai đoạn thứ hai là dạ dày: Tới gần 60% tổng lượng cần thiết cho một bữa ăn sẽ được tiết ra tại giai đoạn này. Hành trình tiết axit được kích thích nhờ có hoạt động co bóp của dạ dày đi kèm với đó là các axit amin chứa trong thức ăn.
- Giai đoạn cuối là ruột: Axit được tiết ra chiếm 10% ở giai đoạn này. Nhất là khối bán lỏng được vận chuyển xuống ruột non.
Vai trò của axit trong dạ dày
Axit tại dạ dày giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn tại đường ruột. Khi thức ăn nạp vào cơ thể, lượng dịch tiết có trong dạ dày sẽ chuyển hóa thành enzym cần thiết để, chúng kết hợp với quá trình co bóp của các cơ dạ dày giúp nghiền nhỏ và hòa tan thức ăn.
Axit trong dạ dày cũng là chất xúc tác giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn biến thành các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Vì thế, nó cần phải được cân bằng để nhằm ổn định môi trường hệ tiêu hóa, nhất là trong dạ dày.
Nếu nồng độ này tăng lên hoặc hạ xuống dưới mức cân bằng như đã nói ở trên đều sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tác động xấu đến hệ tiêu hóa.
Vai trò của với hệ tiêu hóa được tổng kết như sau:
Làm gia tăng hoạt tính của pepsin
Chức năng này của axit tại dạ dày là một chức năng quan trọng nhất. Nó có khả năng làm tăng hoạt tính của pepsin nhờ những cơ chế sau đây:
- Đầu tiên là giúp hoạt hóa pepsinogen từ đó tạo nên pepsin.
- Cơ chế tạo ra môi trường pH phù hợp để pepsin có thể hoạt động.
- Giúp phá vỡ mô liên kết vốn được bao bọc xung quanh các khối cơ, mục đích là để giải phóng pepsin phân giải phần protid của khối cơ.
Lượng pepsin chính là một loại enzyme có tác dụng phân hủy trực tiếp protein thành các peptide nhỏ hơn nữa.
Hỗ trợ tiêu hóa
Công dụng chính của tất cả axit trong dạ dày đều nhằm mục đích cơ bản là giúp hòa tan những loại muối khó tan trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Lượng axit có trong dạ dày này còn được coi như một chất xúc tác của các phản ứng thủy phân nhằm tiêu hóa tất cả các loại thức ăn. Những phản ứng thủy phân này sẽ làm cho các chất đạm hay bột đường có trong thực phẩm chuyển hóa thành những phần đơn giản, giúp cho dạ dày dễ hấp thụ hơn.
Sát khuẩn
Lượng axit clohydric trong dạ dày còn có tính sát khuẩn rất tốt. Chính vì thế mà nó có thể tiêu diệt được cả vi khuẩn và cả những mầm bệnh xâm nhập đến dạ qua đường thức ăn. Vậy nên nó giúp cơ thể sát khuẩn, nhất là vi khuẩn HP đường ruột.
Những vấn đề thường gặp nhất với axit trong dạ dày
Nếu không cẩn thận chúng ta cũng có thể gặp phải các vấn đề xấu với lượng axit trong dạ dày. Dưới đây là những vấn đề dễ gặp phải nhất:
Dư axit trong dạ dày
Dư thừa lượng axit là khi mà nồng độ đó được trong dạ dày lớn hơn 0,001 mol/l. Thông thường, những trường hợp dư thừa axit trong dạ dày so với lượng axit thấp nó là một vấn đề diễn ra phổ biến hơn rất nhiều. Vậy lý do gì dẫn đến việc này?
Nguyên nhân làm dư axit có dạ dày:
- Trước tiên phải kể đến nguyên nhân gây chính của vấn đề này là do chế độ ăn uống bất hợp lý và thói quen sinh hoạt không khoa học.
- Do người bệnh uống nhiều rượu bia hoặc các loại nước ngọt có gas, dùng nhiều đồ uống chứa nhiều chất kích thích. Các nghiên cứu cũng cho biết việc uống rượu bia khiến cho lớp niêm mạc bị bào mòn. Thêm vào đó là những chất kích thích gây tăng tiết axit khiến cho cơn đau dạ dày trở nên dai dẳng hơn.
- Đồ ăn cay nóng và chiên nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn vặt cũng là lý do làm dư axit.
- Do công việc, gia đình cùng với các mối quan hệ xã hội khác cũng khiến nhiều người bị căng thẳng, lo âu và lâm vào trạng thái stress kéo dài. Đây cũng chính là lý do làm cho bạn mệt mỏi, ảnh hưởng đến thần kinh.
- Thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc khiến tăng tiết axit. Tình trạng thiếu ngủ khiến cho cơ thể bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi làm tăng tiết dịch vị nhiều hơn mức bình thường.
Biểu hiện:
- Dư axit sẽ khiến bạn đầy hơi, sôi bụng
- Liên tục bị ợ chua, vị chua trong miệng trong thời gian dài
- Đi tiểu thấy màu nước sẫm đục
- Bị rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy là biểu hiện dư axit ở dạ dày
- Rất khó để tập trung, thấy mệt mỏi, bị căng thẳng thần kinh kéo dài.
Tác hại:
Khi lượng axit dư thừa nhiều sẽ làm cho chứng trào ngược dạ dày thực quản xuất hiện và diễn ra nặng hơn. Khi đó, axit sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày và thực quản dần bị ăn mòn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm kích thích sự phát triển và gây ra các phản ứng viêm. Nguy cơ viêm loét dạ dày cũng tăng lên.
Thiếu axit
Đây là một biểu hiện đặc trưng khi mà dạ dày không sản xuất đủ axit Clohydric cần thiết. Khi bị Hypochlorhydria người bệnh cũng có thể sẽ gặp phải các vấn đề liên quan đến tiêu hóa gây thiếu hụt dinh dưỡng từ đó làm cho nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Nguyên nhân:
- Thói quen ăn uống không khoa học: Khi bạn ăn uống không hợp lý, không ăn đúng giờ đúng bữa, thiếu chất và đặc biệt nhất là thiếu kẽm sẽ khiến cho các lớp màng bảo vệ dạ dày dần bị yếu đi và làm giảm tiết axit.
- Do dùng thuốc trị bệnh sai cách. Những loại thuốc kháng sinh hay thuốc kháng axit cũng là một yếu tố gây thiếu hụt lượng axit trong dạ dày.
- Stress, lo âu kéo dài làm thiếu axit: Khi tâm lý bất ổn, thường xuyên bị stress, gặp áp lực cũng khiến não bộ mệt mỏi gây tác hại đến hệ tiêu hóa. Trạng thái này cũng làm cho quá trình sản sinh dịch vị axit bị hạn chế.
Dấu hiệu cảnh báo:
- Thường xuyên thấy đầy hơi, ợ hơi nhất là trong khoảng thời gian 60 phút sau khi ăn. Vì cơ thể bị thiếu axit trong dạ dày nên thức ăn nằm lâu trong dạ dày dẫn đến lên men và khiến cơ thể bị đầy hơi. Thức ăn tồn tại lâu trong dạ dày cũng sẽ lên men, dẫn đến việc vi khuẩn trong dạ dày tăng lên khiến bạn bị hôi miệng.
- Do tích tụ khí bên trong dạ dày, các cơ vòng bị áp lực lớn, hệ cơ này sẽ mở ra ngay cả khi không có thức ăn khiến cho axit trào ngược lên thực quản. Lượng thức ăn thừa không được tiêu hóa cũng trào ngược lên.
- Hiện tượng đi ngoài ra phân sống .
- Liên tục có cảm giác thèm ăn, kể cả khi bụng no. Lý do của hiện tượng này là bởi cơ thể không hấp thụ được hết dưỡng chất.
- Móng tay bị yếu, dễ xước gãy do thiếu hụt vitamin, khoáng chất.
Tác hại:
Khi chỉ số axit trong dạ dày bị thiếu sẽ gây ra hàng loạt các các biến chứng và những biểu hiện khác như: ợ hơi, ợ nóng, chướng bụng, đắng miệng, đầy hơi,…
Không chỉ vậy, nếu bị thiếu hụt axit sẽ làm cho các loại vi khuẩn có hại phát triển, dẫn đến một loạt các bệnh lý khác như: loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thậm chí là bị ung thư.
Nguy hiểm hơn, các biểu hiện của tình trạng thiếu hụt dịch vị còn dẫn đến biến chứng như: lupus ban đỏ, vảy nến, viêm gan, tiểu đường, hen suyễn,…
Những vấn đề về kể trên nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục đúng sẽ để lại tác động xấu với sức khỏe. Vì thế, bạn cần duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để cân bằng lượng axit trong dạ dày.
Cách làm cân bằng axit đơn giản nhất
Khi nồng độ axit, tăng lên hoặc thiếu hụt quá mức là một mối đe dọa rất lớn với sức khỏe của con người. Khi đó, cơ thể dễ mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, bạn cần phải tích cực áp dụng những phương pháp để cân bằng, nhất là chú ý những việc sau đây:
Không uống nhiều bia rượu và các chất kích thích
Thường xuyên sử dụng bia rượu và những loại thức uống có cồn khác sẽ khiến cho trữ lượng axit dịch vị dạ dày tăng cao. Thói quen uống nhiều bia rượu sẽ khiến bạn bị tăng nồng độ axit trong dạ dày cao gấp 5 lần so với bình thường.
Vì thế, muốn cân bằng axit, bạn cần hạn chế thậm chí là loại bỏ hẳn các chất kích thích khác ra khỏi thực đơn ăn uống của mình.
Bỏ thói quen ăn đồ chua, đồ ăn chiên rán
Những loại hoa quả chua chứa nhiều axit gây hại đến dạ dày. Khi tiêu hóa những loại hoa quả này xuống đến dạ dày sẽ làm tăng nồng độ axit, dễ dẫn việc tăng nguy cơ mắc các bệnh về viêm loét.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các căn bệnh dạ dày và tiêu hóa là do ăn quá nhiều đồ chua và đồ cay nóng. Những đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ cũng gây hại đến dạ dày và tác động xấu đến quá trình sản sinh ra axit.
Giảm axit nhờ gừng tươi
Gừng được biết đến là một loại gia vị quen thuộc trong thiên nhiên, nó thường xuất hiện trong bữa ăn các gia đình Việt từ xưa đến nay. Loại củ này đã được nghiên cứu và khẳng định về ác dụng trung hòa axit trong dạ dày. Gừng cũng có tác dụng cân bằng axit vô cùng hiệu quả.
Để cân bằng axit trong dạ dày, mỗi ngày bạn nên ăn từ 2-3 lát gừng tươi hoặc có thể ngâm gừng cùng với nước nóng và uống cũng mang lại hiệu quả rất tốt.
Giảm axit trong dạ dày với mật ong và nghệ
Mật ong kết hợp với nghệ bên cạnh khả năng giảm viêm, giảm đau còn có tác dụng cân bằng nồng độ axit có trong dạ dày nhờ lượng vitamin và các chất dinh dưỡng dồi dào của mình.
Nhiều người đã sử dụng cách ăn nghệ sống cùng mật ong, hoặc giã nghệ lấy nước uống với mật ong để làm giảm lượng pH dịch vị trong dạ dày. Đây được coi là một trong những phương pháp, một bài thuốc hiệu quả nhất để làm giảm axit được nhiều người tin tưởng và sử dụng.
Dùng baking soda cân bằng lượng axit
Một số món ăn có dùng baking soda sẽ giúp bạn trung hòa axit tốt nhất, từ đó góp phần hỗ trợ quá trình tiêu hóa lượng thức ăn có trong dạ dày nhanh và hiệu quả hơn.
Ngoài việc sử dụng baking soda làm nguyên liệu nấu ăn, bạn cũng có thể pha loãng baking soda cùng nước ấm và uống hằng ngày để làm giảm lượng axit hiệu quả.
Dùng thuốc Đông y khi bị dư axit
Bài thuốc đặc trị đau dạ dày phòng khám Đông y Nguyễn Thu được biết đến là bài thuốc Đông y số 1 về chữa bệnh dạ dày. Bài thuốc này tận dụng được nguồn dược liệu quý thiên nhiên, lành tính. Không chỉ vậy, bài thuốc này còn có rất nhiều ưu điểm nổi bật khác như:
- Bài thuốc được nghiên cứu, cải tiến bởi đội ngũ y bác sĩ Y học cổ truyền giỏi chuyên môn, giàu y đức. Đây là bài thuốc được phát triển từ những phương thuốc cổ phương có tác dụng điều trị từ căn nguyên gây bệnh.
- Tất cả nguồn dược liệu mà Thuốc dân tộc sử dụng để bào chế đều được lấy từ vùng dược liệu sạch chuẩn GACP, trải qua quá trình thẩm định và sử dụng công nghệ khép kín của Bộ y tế, đảm bảo chất lượng của các thành phần đều đạt chất lượng cao nhất.
Ngoài những phương pháp để cân bằng lượng axit được kể trên đây, bạn cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện sức khỏe hằng ngày để cho dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.
Qua việc tìm hiểu những thông tin về axit dạ dày trên đây, chúng ta có thêm những hiểu biết để bảo vệ và phòng tránh bệnh dạ dày đạt được hiệu quả cao nhất. Hy vọng những thông tin này là một nguồn kiến thức hữu ích với bạn và gia đình!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!