Trinh nữ hoàng cung: Đặc điểm, tác dụng và cách dùng hiệu quả
Trinh nữ hoàng cung là vị thuốc nổi tiếng, có tác dụng trị bệnh hiệu quả trong đông y. Để tìm hiểu kỹ hơn về thảo dược này, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Trinh nữ hoàng cung là cây thuốc nam nổi tiếng với nhiều tác dụng
Mô tả về cây trinh nữ hoàng cung
Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học là Crinum latifolium L, thuộc họ thủy tiên (Amaryllidaceae), còn được gọi là tỏi lơi lá rộng, náng lá rộng, vạn châu lan, thập bát học,…
Đặc điểm của dược liệu
Dược liệu thuộc loại cây cỏ, thân củ giống như củ hành tây, bẹ lá úp vào nhau tạo nên thân giả dài khoảng 10 – 15 cm, có nhiều lá mỏng kéo dài hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá hình cung mọc song song, mặt trên lá có rãnh, mặt dưới có sống lá, đầu bẹ gần sát đất có màu đỏ tím. Phần hoa mọc thành tán từ 6 – 18 hoa, màu trắng, lớt phớt màu tím đỏ và thường có quả vào tháng 8, tháng 9. Thân hành mọc nhiều củ con có thể tách ra trồng thành cây mới.
Cây trinh nữ hoàng cung có mấy loại?
Cây có tổng cộng 7 loại. Bộ phận dùng làm thuốc là lá và thân hành của cây. Thảo dược có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được trồng ở các nước Đông Nam Á. Tại nước ta, cây được trồng ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng trở vào, sau này mới được nhân giống ở các tỉnh miền Bắc.
Thành phần hóa học
Vị thuốc này có thành phần chính là alkaloid, gồm 2 nhóm là không dị vòng (latisodin, beladin…) và dị vòng (crinafolin, crinafolidin, pratorin…). Thân rễ của cây có glucan A và glucan B.
Tính vị
Trong Đông y, trinh nữ hoàng cung có vị đắng, chát và tính ấm
Trinh nữ hoàng cung trị bệnh gì? Một số bài thuốc quý thường xuyên được áp dụng
Nghiên cứu khoa học cho thấy thảo dược chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Đồng thời nó còn là vị thuốc trị bệnh hiệu quả.
1. Chữa u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, viêm loét dạ dày.
Các bệnh trên đều có thể chữa bằng lá cây trinh nữ hoàng cung dưới dạng tươi hoặc khô. Vì vậy, có hai cách thực hiện bài thuốc này.
+ Cách 1: Dùng 3 lá tươi rửa sạch, thái khúc sắc với 2 bát nước đến khi cạn còn một phần tư. Chia làm 3 phần uống trong ngày sau bữa ăn.
+ Cách 2: Lấy 200g lá khô sắc với 2 bát nước đến khi còn một phần tư. Chia làm 3 phần uống trong ngày sau bữa ăn.
Hai cách trên đều uống một đợt từ khoảng 20 – 25 ngày, sau đó nghỉ 10 ngày rồi uống đợt tiếp theo. Hoặc có thể uống liên tục rồi nghỉ, với nữ là 49 ngày, với nam là 64 ngày.
2. Chữa viêm họng hạt.
Dùng ⅓ lá trinh nữ tươi và 3g cây dằng xay rửa sạch, cho thêm vài hạt muối nhai rồi ngậm. Thực hiện thường xuyên sẽ loại bỏ các triệu chứng viêm họng hạt hiệu quả.
3. Trị khối u như nội tạng, u da, ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú, đại tràng, cổ tử cung.
Dùng 20g lá trinh nữ, 10g xuyên điền thất, 50g lá đu đủ khô và 20g nga truật. Cho hỗn hợp trên vào sắc cùng 3 chén nước đến khi cạn còn 1 chén. Chia phần nước thuốc làm 3 phần uống trong ngày sau mỗi bữa ăn.
4. Chữa u xơ tuyến tiền liệt
Bài thuốc này cũng có hai cách sử dụng với lá tươi và lá khô. Cụ thể:
+ Cách 1: Dùng 3 lá tươi dài 5 tấc, rửa sạch, thái khúc. Cho hỗn hợp này vào sắc với 2 chén nước cho đến khi còn nửa chén. Chia làm 3 phần uống trong ngày sau mỗi bữa ăn.
+ Cách 2: Dùng 200g lá khô trần qua nước sôi và sắc với 2 bát nước đến khi còn nửa bát. Chia nước thuốc làm 3 lần uống trong ngày sau mỗi bữa ăn.
Tuy nhiên, bài thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ yếu sinh lý. Vì thế, người bệnh nên thêm đinh lăng vào đơn thuốc khoảng 200g lá khô hoặc 50g lá tươi.
5. Trị mụn nhọt
Để chữa mụn nhọt bằng trinh nữ hoàng cung, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
+ Cách 1: Giã nát lá hoặc củ của cây thuốc rồi đắp vào vùng bị mụt nhọt
+ Cách 2: Chuẩn bị 20g lá trinh nữ, 20g kim ngân hoa và 6g cườm thảo đỏ. Sắc các vị thuốc với 3 bát nước, đun đến khi còn 1 bát và chia làm 2 – 3 lần uống.
6. Trị dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay
Kết hợp 20g là trinh nữ, 20g ngân hoa thán, 6g cườm thảo đỏ và 12g ké đầu ngựa sắc lấy nước và chia làm 3 lần uống.
Lưu ý khi sử dụng cây trinh nữ hoàng cung
– Không phù hợp cho các đối tượng: phụ nữ mang thai, bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận
– Uống nước ép cây trinh nữ hoàng cung nên kiêng ăn rau muống, đậu xanh
– Thực hiện điều trị bằng thảo dược theo hướng dẫn của đội ngũ y, bác sĩ
– Phân biệt giữa thảo dược này với cây lan huệ và náng hoa trắng. Cụ thể:
- Cây lan huệ: lá xanh đậm, dày, không có gợn sóng ở hai bên mép. Thân cao, cánh màu trắng, có mùi thơm và nhụy hoa màu đỏ tía.
- Náng hoa trắng: Thân hành, hình dạng thuôn dài, hoa màu trắng, lá dày, to và xanh đậm hơn.
Trên đây là thông tin về trinh nữ hoàng cung, hy vọng sau khi đọc bài viết quý độc giả đã hiểu rõ hơn về đặc điểm và công dụng của vị thuốc này để sử dụng hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!