10 Thuốc giảm tiết axit dạ dày được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng

5/5 - (2 bình chọn)

Thuốc giảm tiết axit dạ dày là nhóm thuốc có tác dụng ngăn ngừa, hạn chế sản sinh nồng độ axit trong dạ dày, giảm các triệu chứng trào ngược, viêm loét dạ dày, ợ nóng, khó tiêu,… Có nhiều loại thuốc giảm, trung hòa acid dịch vị dạ dày khác nhau, phù hợp với từng đối tượng và tình trạng bệnh riêng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về 10 loại thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày phổ biến, bác sĩ khuyên dùng.

10 Loại thuốc giảm tiết axit dạ dày hiệu quả hiện nay

Thuốc giảm axit dịch vị dạ dày hiện nay có 2 loại phổ biến là thuốc bơm ức chế proton và thuốc kháng histamine H2. Các loại thuốc này đều có tác dụng chính là ức chế, ngăn ngừa hoạt động bài tiết axit trong dịch vị dạ dày và giảm các triệu chứng bất thường trong hoạt động tiêu hóa.

Thuốc giảm tiết axit dạ dày có 2 loại chủ yếu
Thuốc giảm tiết axit dạ dày có 2 loại chủ yếu

Tùy vào từng tình trạng nồng độ tiết axit dạ dày và cơ địa của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc khác nhau cho phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả kiểm soát acid dịch vị tốt nhất cho sức khỏe. Một số loại thuốc giảm tiết axit dạ dày thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định gồm:

Thuốc Omeprazole ức chế tiết axit dạ dày

Thuốc Omeprazole là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton, là hoạt chất có tác dụng giảm tiết axit dạ dày. Thuốc có thể ức chế proton và tế bào thành dạ dày nhưng không tác dụng lên thụ thể histtamine và actylcholin. Các nghiên cứu cho thấy thuốc có thể đạt hiệu quả làm liền sẹo loét đại tràng khoảng 65% sau 14 ngày và 95% sau khoảng 4 tuần dùng thuốc.

Hiện nay trên thị trường có các sản phẩm gồm: thuốc chứa Omeprazole hàm lượng 10mg, 20mg, 40mg,… Thuốc tương đối an toàn và có thể dùng cho người lớn tuổi và người bị suy thận.

Thuốc Omeprazole thuộc nhóm ức chế bơm proton
Thuốc Omeprazole thuộc nhóm ức chế bơm proton

Liều dùng: 

  • Dùng 1 liều duy nhất 20mg/ngày. Liều lượng thuốc dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa với các đối tượng bệnh khác nhau.
  • Với người bị viêm loét tá tràng dùng thuốc trong khoảng 2-4 tuần
  • Người bị viêm thực quản do trào ngược dạ dày dùng thuốc trong khoảng 4 tuần
  • Người bị hội chứng Zollinger-Ellison, liều theo đơn kê của bác sĩ

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây suy giảm chức năng gan nếu lạm dụng quá nhiều.

Thuốc giảm tiết axit dịch vị dạ dày Lansoprazole

Đây là thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày nhóm ức chế bơm proton cơ chế tương tự các PPI khác. Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình bài tiết và chuyển hóa của Phenytoin và Diazepam, giúp hạn chế sản sinh dịch vị trong quá trình tiêu hóa. Thuốc có thể sử dụng đồng thời cùng thuốc kháng virus điều trị HIV là Atazanavir.

Thuốc giảm tiết dịch acid dịch vị dạ dày
Thuốc giảm tiết dịch acid dịch vị dạ dày

Liều lượng: Khoảng 30mg/lần/ngày, ngày uống 2 lần, trong 4-8 tuần tùy vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như sốt, tăng acid uric trong máu hoặc tăng cholesterol toàn phần.

Thuốc kháng axit dạ dày Pantoprazole

Pantoprazole cũng thuộc nhóm ức chế bơm proton. Hoạt động theo cơ chế ức chế bơm proton ở thành dạ dày để kiểm soát sản xuất dịch vị trong thời gian dài. Thuốc cho kết quả thử nghiệm giảm tiết dịch vị axit và làm lành tổn thương viêm loét dạ dày 95% sau khoảng 8 tuần dùng thuốc.

Liều lượng: Ngày dùng 1 lần liều 40mg, trước bữa ăn sáng khoảng 1 giờ. Trong trường hợp viêm dạ dày do vi khuẩn HP có thể sử dụng ngày 2 lần theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ: Gây sốt và tăng uric máu.

Thuốc giảm tiết acid dạ dày Cimetidin

Cimetidin thuộc nhóm thuốc giảm tiết axit dạ dày kháng histamine H2, có khả năng đối kháng với histamine thụ thể H2 của thành tế vào dạ dày. Nhờ vậy, Cimetidin có khả năng làm giảm quá trình bài tiết dịch vị và giảm nồng độ HCI trong dịch vị dạ dày, tuy nhiên hiệu quả không hoàn toàn, chỉ giảm khoảng 50%.

Thuốc được sử dụng trong điều trị axit dạ dày cho các hội chứng trào ngược dạ dày,Zolinger-Ellison, loát dạ dày tá tràng.

Liều lượng: Dùng khoảng 300-400mg/ 2 lần/ ngày, thời điểm trước khi ăn sáng và trước khi ngủ tối. Dùng liên tục trong khoảng 4-8 tuần.

Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú, không dùng cùng lúc với thuốc chống đông Warfarin, Phenytoin,…

Thuốc giảm tiết axit dạ dày Ranitidine

Đây là thuốc kháng axit dạ dày thuộc nhóm kháng histamine H2, cho hiệu quả giảm tiết dịch vị axit dạ dày tốt hơn Cimetidin từ 4-9 lần, ít gây tác dụng phụ cho sức khỏe.

Thuốc dùng theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa
Thuốc dùng theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa

Liều dùng: 150mg/lần, ngày dùng 2 lần.

Chống chỉ định: Không dùng chung với các nhóm thuốc Metoprolol, Nifedipine,… vì có thể làm thay đổi sinh khả dụng của các loại thuốc này.

Thuốc trung hòa axit dạ dày Famotidin

Thuốc trung hòa axit dạ dày Famotidin thuộc nhóm kháng histamin H2. Thuốc có tác dụng giảm tiết axit dịch vị và giảm số lượng, nồng độ HCI trong dịch vị dạ dày. Thuốc có 2 dạng là tiêm và uống.

Thuốc Famotidin thuộc nhóm kháng histamin H2
Thuốc Famotidin thuộc nhóm kháng histamin H2

Liều lượng: Trường hợp đang điều trị, dùng 20mg/lần, ngày 2 lần. Trường hợp hỗ trợ điều trị dự phòng, dùng 20mg/lần, ngày dùng 1 lần trước khi đi ngủ.

Thuốc ức chế sản sinh acid dịch vị Nizatidin

Cũng là nhóm thuốc kháng acid dịch vị histamine H2, thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc kháng histamine thụ thể H2 trên tế vào thành dạ dày. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng với histamine ở thụ thể H1. Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong điều trị các tình trạng viêm thực quản, ợ nóng do trào ngược dạ dày…

Liều dùng: 150mg/lần, ngày uống 2 lần liên tục trong 4-8 tuần tùy thuộc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây một số triệu chứng nổi mề đay, thiếu máu, tổn thương gan, giảm tiểu cầu, tim đập nhanh,…

Thuốc giảm tiết axit dạ dày Sucralfat

Là thuốc kháng acid dịch vị, dùng trong điều trị các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Thuốc có tác dụng bảo vệ và làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày hiệu quả.

Thuốc trung hòa axit dịch vị dạ dày
Thuốc trung hòa axit dịch vị dạ dày

Liều dùng: Tùy từng đối tượng, liều lượng sử dụng sẽ khác nhau

  • Với người bị viêm loét dạ dày uống 2g/ngày, ngày 2 lần trước khi ăn sáng và trước khi đi ngủ
  • Bị viêm loét dạ dày dùng 1g/ngày, ngày uống 4 lần, dùng không quá 6 sáng liên tục.
  • Trào ngược dạ dày uống 1g/ngày, ngày 3 lần trước bữa ăn 30 phút và trước khi ngủ

Tác dụng phụ: Táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, phát bản, viêm mũi, khó thở,…

Thuốc trung hòa acid dạ dày Maalox

Maalox thuộc nhóm thuốc kháng acid dạ dày có khả năng trung hòa nồng độ HCI trong dạ dày, từ đó ngăn ngừa quá trình chuyển pepsinogen thành pepsin gây viêm loét. Thuốc được dùng trong điều trị các hội chứng co thắt, kích thích ruột, loét đường tiêu hóa, ợ chua, đầy hơi, viêm loét dạ dày….

Liều dùng: Nhai kỹ 1-2 viên/ ngày, sau bữa ăn hoặc khi xuất hiện các cơn đau khó chịu.

Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 15 tuổi, trẻ đang bị mất nước, suy thận hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Thuốc Esopremazole

Đây là thuốc kháng acid dạ dày thuộc nhóm ức chế bơm proton. Thuốc được dùng trong giảm tiết axit dạ dày, giảm triệu chứng khó nuốt, ợ hơi, ợ nóng, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP,…

Liều dùng: Uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch 20-40mg/lần/ngày, trước ăn 30 phút.

Tác dụng phụ: Đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đau cơ khớp, rối loạn thị giác,…

Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi, người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm tiết acid dạ dày

Khi sử dụng các loại thuốc trung hòa axit dạ dày, có thể gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi cơ chế hoạt động của 2 nhóm thuốc kháng histamine H2 và ức chế bơm proton tồn tại một số ảnh hưởng, tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc như:

Tác dụng phụ của nhóm thuốc kháng histamin H2:

Dù hầu hết các loại thuốc kháng histamine đều tương đối lành tính, tuy nhiên trong quá trình sử dụng cũng có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Tác dụng phụ ít gặp: Chóng mặt, không minh mẫn, táo bón, mệt mỏi, phát ban, đau đầu, tiêu chảy
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Hạ huyết áp, giảm ham muốn tình dục

Tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm proton:

Nhóm thuốc ức chế bơm proton cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ với cơ thể, đặc biệt khi sử dụng thuốc trong thời gian dài.

  • Triệu chứng thường gặp: Tiêu chảy, nhức đầu, đau họng, buồn nôn
  • Triệu chứng nếu dùng trong thời gian dài: Viêm đại tràng, viêm phổi, loãng xương, thiếu vi chất dinh dưỡng,…

Để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc giảm tiết axit dạ dày và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề:

  • Thông báo với bác sĩ nếu từng bị dị ứng với thuốc ức chế bơm proton hoặc kháng histamine H2 trước khi dùng thuốc
  • Ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ngay khi có triệu chứng bất thường, đặc biệt các tình trạng như: tiêu chảy, tiểu nhiều, có mủ trong phân, sốt cao, nôn ói,…
Trường hợp dùng thuốc xuất hiện triệu chứng bất thường cần báo ngay với bác sĩ
Trường hợp dùng thuốc xuất hiện triệu chứng bất thường cần báo ngay với bác sĩ
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, TUYỆT ĐỐI không tự ý mua, sử dụng thuốc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn chín uống sôi, ăn nhiều thực phẩm lợi khuẩn, giàu probiotic, uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày,…
  • Không nên ăn các thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh, hạn chế các chất kích thích cafe, rượu, bia,… có thể khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng cao
  • Duy trì chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc, đúng giờ để giảm tiết axit dạ dày.
  • Một số thuốc có thể gây giảm hấp thu vitamin, khoáng chất gây thiếu hụt vitamin và giảm nồng độ nguyên tố vi lượng trong máu. Do đó, cần bổ sung nhiều vitamin trong chế độ ăn uống hàng ngày để cân bằng.
  • Trẻ em, người cao tuổi và người có tiền sử mắc các bệnh về gan, thận cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc.
  • Bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để thăm khám chính xác tình trạng, nồng độ axit trong dạ dày trước khi sử dụng thuốc điều trị.

Trên đây là nhóm 10 loại thuốc giảm tiết axit dạ dày phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay. Tùy vào từng tình trạng tiết acid dịch vụ cũng như sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định thuốc dùng phù hợp. Do các nhóm thuốc kháng acid có thể gây một số tác dụng phụ cho sức khỏe nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng, không tự ý dùng và tăng, giảm liều lượng thuốc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đau dạ dày đi ngoài lỏng là triệu chứng thường gặp của bệnh

Đau Dạ Dày Đi Ngoài Lỏng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đau dạ dày đi ngoài lỏng là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh dạ dày, cần được điều trị sớm để tránh...

Vị trí đau dạ dày nằm ở đâu? Nguyên nhân gây đau và cách điều trị

Đau dạ dày có thể xem là nỗi ám ảnh của con người. Các triệu chứng bệnh chia thành nhiều giai đoạn, vị trí khác...

Đau thượng vị nên uống thuốc gì? (Tư vấn)

Hiện nay có rất nhiều người đang gặp phải tình trạng đau thượng vị. Do đó, nhu cầu tìm kiếm các loại thuốc để khắc...

Dùng dầu dừa chữa đau dạ dày được không?

Không chỉ được sử dụng để làm đẹp, dầu dừa còn được biết đến như một vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh khác nhau,...

Zalo
Messenger