Nguyên nhân, triệu chứng xuất huyết dạ dày – Biết sớm để tránh tử vong

Rate this post

Tìm hiểu kỹ các triệu chứng xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) cũng như nguyên nhân gây bệnh để từ đó có hướng điều trị bệnh kịp thời, ngăn chặn các biến chứng xấu có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xuất huyết dạ dày là hiện tượng chảy máu trong đường tiêu hóa. Nếu bệnh không được điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng mất máu đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, để kiểm soát bệnh hiệu quả, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng chảy máu dạ dày.

I. Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày

Có nhiều nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày. Dưới đây là 8 nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày, người bệnh cần nắm đề phòng tránh.

1/ Lạm dụng quá nhiều rượu bia

Theo ThS.BS Lê Thị Tuyết Phượng (Khoa nội tiêu hóa bệnh viện nhân dân 115 TPHCM) cho biết: Rượu, bia chính là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày và xuất huyết dạ dày chính là biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày.

Lạm dụng rượu bia chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh xuất huyết dạ dày

Việc sử dụng rượu bia sẽ gây sản xuất nhiều acid dịch vị và gây kích thích niêm mạc dạ dày. Từ đó, niêm mạc bị tổn thương và gây ra các vết loét, xước. Nếu người bệnh không ý thức về tác hại của rượu mà vẫn tiếp tục sử dụng, về lâu dần lớp niêm mạc bị tổn thương nặng và phá vỡ gây chảy máu.

2/ Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống chính là yếu tố có vai trò kháng acid, bảo vệ lớp lót dạ dày khỏi các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu áp dụng chế độ ăn uống không hợp lý và không có tính khoa học thì chúng lại gây loét dạ dày.

Một chế độ ăn uống không hợp lý có thể bao gồm:

  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê,..
  • Luôn bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất cay nóng vào khẩu phần ăn.
  • Thường xuyên uống nước ngọt và ăn thực phẩm lạnh.
  • Ăn quá nhiều thức ăn chế biến sẵn, hun khói hoặc chiên xào,…
  • Uống trà xanh vào lúc bụng đang trống rỗng hoặc ăn quá no, đôi khi lại để bụng đói.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa acid và thực phẩm khô cứng gây khó khăn cho việc co bóp và chuyển hóa của dạ dày.

3/ Do tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc giảm đau, chống viêm, NSAID (thuốc kháng viêm không chứa steroid),… chính là con dao hai lưỡi làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày nếu bạn không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Bởi chúng có thể làm tăng sự bài tiết acid dạ dày tạo nên hiệu ứng ăn mòn niêm mạc dạ dày và gây viêm. Lâu dần, hình thành các vết loét và gây nên các triệu chứng chảy máu dạ dày.

4/ Do kiềm hoặc axit

Acid và kiềm được nhiều chuyên gia nhận định chính là nguyên nhân xuất huyết dạ dày hàng đầu đáng được quan tâm, mặc dù những trường hợp do chúng gây ra xảy ra rất hy hữu, đa phần do nhầm lẫn.

Bởi acid hoặc kiềm khi vào dạ dày chúng sẽ phản ứng mạnh mẽ khiến các tế bào tiếp xúc nhăn nhúm. Lúc này, xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học, đó là màng tế bào thay đổi tính thấm dẫn đến hiện tượng acid và kiềm tràn vào gây chết tế bào. Nếu xét về mặt bệnh hoc, đây chính là triệu chứng chảy máu dạ dày (xuất huyết dạ dày), nặng hơn có thể gây thủng dạ dày.

5/ Căng thẳng, stress thường xuyên

Căng thẳng, stress thường xuyên là mầm mống của bệnh đau dạ dày. Hormone cortisol được biết đến như hoạt chất giúp điều tiết, ổn định acid trong dạ dày, ngăn ngừa sự tác động của acid đến lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Một khi cơ thể gặp phải vấn đề về áp lực tinh thần, lúc này, hormone lo lắng (cortisol) được sản sinh vượt mức cho phép. Điều này có nghĩa, chúng không thực hiện chức năng điều hòa acid mà phản ứng ngược lại gây kích thích tiết acid dạ dày. Acid dạ dày dư thừa tạo ra hiệu ứng ăn mòn niêm mạc dạ dày và gây ra các vết loét.

6/ Tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Thông thường, nguyên nhân xuất huyết dạ dày do bệnh lý xơ gan chủ yếu là do rượu gây ra. Ngoài ra, xuất huyết dạ dày xảy ra cũng có thể do các bệnh như sụy tủy xương, ung thư dạ dày hoặc bệnh máu khó đông hay bạch cầu,…

7/ Chảy máu do u dạ dày hay ung thư

Ung thư dạ dày hay xuất hiện khối u trong dạ dày cũng chính là yếu tố gây xuất huyết dạ dày. Bởi khi các tế bào ung thư dần xâm lấn các cơ quan lân cận bắt buộc chúng phải làm vỡ khối u để lan rộng ra khắp cơ thể. Lúc này, bệnh gây tăng áp lực lên tính mạch cửa và gây chảy máu.

8/ Hội chứng Mallory Weiss

Đây là hiện tượng vết rách niêm mạc nối giữa dạ dày với ống thực quản. Hiện tượng này xảy ra khi người bệnh nôn hoặc nôn khan trong thời gian dài. Trong quá trình nôn, lượng acid do trào ngược dạ dày đẩy lên ống thực quản gây ăn mòn lớp lót bảo vệ niêm mạc thực quản dẫn đến tình trạng viêm loét. Từ đó, dẫn đến hội chứng vết rách Mallory Weiss và gây chảy máu. Biểu hiện chảy máu xảy ra nhiều khi người bệnh sử dụng rượu hoặc ho mạnh.

Chủ động phòng tránh các nguyên nhân gây xuất huyết với hướng dẫn kịp thời từ BS chuyên khoa

II. Triệu chứng xuất huyết dạ dày bạn cần biết

Theo các chuyên gia về bệnh lý dạ dày, các triệu chứng xuất huyết dạ dày thường không rõ ràng và rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác của dạ dày. Tuy nhiên, nếu gặp một vài triệu chứng điển hình sau đây, bạn nên nghi ngờ rằng có thể bạn đang bị xuất huyết dạ dày hoặc chảy máu dạ dày và cần tiến hành thăm khám ngay lặp tức.

1/ Đau dữ dội vùng thượng vị

Đây được xem là triệu chứng xuất huyết dạ dày đầu tiên được chẩn đoán lâm sàng qua mô tả của bệnh nhân. Người bệnh cảm thấy cơn đau nhức dữ dội ngay tại vùng thượng vị. Cơn đau sau đó lan rộng ra khắp bụng và gây cảm giác cứng bụng, đặc biệt bệnh nhân có dấu hiệu toát mồ hôi và mệt mỏi.

2/ Cơ thể mệt mỏi, sút cân

Triệu chứng chảy máu dạ dày khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, cơ thể mệt mỏi. Từ đó, dẫn đến hiện tượng không muốn ăn hoặc ăn không ngon. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, người bệnh sẽ mất sức do cơ thể không được bù đắp đầy đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng dẫn đến tình trạng ốm yếu và sút cân, da bị xanh xao, thậm chí gây suy nhược cơ thể.

Bên cạnh đó, xuất huyết dạ dày ít nhưng kéo dài có thể gây thiếu máu trầm trọng dẫn đến hiện tượng người bệnh mệt mỏi và suy tim.

3/ Nôn ra máu dấu hiệu xuất huyết dạ dày

Triệu chứng chảy máu dạ dày biểu hiện rõ nhất đó là hiện tượng nôn ra máu. Thông thường, nếu có xuất huyết xảy ra trong dạ dày, người bệnh thường nôn ra máu có màu đỏ tươi hoặc màu nâu hồng. Sau thời gian dài, máu nôn ra có màu trông giống như cà phê hoặc có thể bị vón cục cùng với thức ăn chưa được tiêu hóa hết. Khi nôn, bệnh nhân thường thấy nôn nao, khó chịu trong người. Cảm giác lợm giọng xuất hiện sau khi nôn xong.

4/ Đi đại tiện ra phân đen

Máu trong phân hoặc phân màu đen là một trong những triệu chứng xuất huyết dạ dày mà cơ thể muốn cảnh báo bạn bệnh đang ở mức độ nặng.

Đối với trường hợp máu chảy nhiều, phân thường lỏng và có màu đỏ, mùi hôi tanh rất khó chịu. Nếu máu chảy ít, phân vẫn theo khuôn nhưng màu thay đổi giống như nhựa đường và có mùi khắm gây khó chịu.

III. Các dấu hiệu xuất huyết dạ dày cần đi khám ngay

Người bệnh nên đi thăm khám ngay lập tức khi thấy bản thân xuất hiện các dấu hiệu sau đây, bởi đây đều là các triệu chứng báo hiệu cơ thể đang bị mất máu nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng của bạn.

  • Da xanh xao do mất máu, thiếu sắt
  • Người bệnh có dấu hiệu chóng mặt
  • Cơ thể mệt mỏi, cơ bắp có dấu hiệu yếu cơ và không hoạt động được
  • Hiện tượng khó thở diễn ra khá nhiều lần ngày.

IV. Thuốc điều trị xuất huyết dạ dày hiệu quả nhất hiện nay

Theo Ths.Bs Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa khám bệnh, BV YHCT Trung Ương) chia sẻ:

“Bệnh nhân xuất huyết dạ dày nên hạn chế dùng thuốc Tây y vì có thể khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, hiệu quả giảm đau cũng không còn cao vì vi khuẩn đã có tính kháng thuốc. Cách đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất là người bệnh thay đổi phương pháp, có thể sử dụng Đông y để điều trị được triệt để hơn”.

V. Lưu ý cho bệnh nhân chảy máu dạ dày

Khi có các triệu chứng chảy máu dạ dày người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để giảm thiểu các ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe.

  • Các bạn nên có chế độ ăn uống hợp vệ sinh để phòng ngừa xuất huyết dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. Tốt nhất nên ăn chín, uống sôi bởi vi khuẩn Hp có khả năng lây từ người này sang người khác bằng đường tiêu hóa và ăn uống.
  • Không nên ăn thực phẩm chua, cứng, thực phẩm lên men hoặc cay nóng,…
  • Nên ăn những loại thực phẩm mềm tốt cho hệ tiêu hóa như soup, cháo và một số loại củ quả đã được nấu mềm.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người thân hoặc bạn bè sống chung, nếu biết họ bị nhiễm vi khuẩn Hp gây xuất huyết dạ dày.
  • Sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc cầm máu theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên môn, tránh tự ý mua và sử dụng thuốc khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích khác như cà phê, nước ngọt có ga.
  • Luôn giữ tinh thần thật vui vẻ và thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng hoặc stress.
  • Tập luyện thể dục thể thao là cách giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể và dạ dày chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh. Các bài tập như yoga, thiền hay đi bộ, chạy bộ,… không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn giúp tinh thần thoải mái, giúp máu lưu thông đến dạ dày đê thực hiện chức năng nuôi dưỡng tốt hơn.
  • Ngoài ra, khi có các dấu hiệu như đau nhức vùng thượng vị dữ dội hoặc nôn ra máu, các bạn nên đến cơ sở thăm khám gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.
  • Điều quan trọng nhất bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày muốn bệnh mau khỏi đó là nên uống thuốc đúng giờ, đủ liều lượng và cần thăm khám đinh kỳ.

Trên đây là nguyên nhân và triệu chứng xuất huyết dạ dày được chúng tôi tổng hợp, hy vọng những thông tin cung cấp nêu trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về yếu tố gây bệnh. Từ đó, giúp bạn có biện pháp phòng tránh bệnh xuất huyết dạ dày hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc Kremil S, Công dụng, liều dùng, tương tác thuốc

Thuốc Kremil S là một loại thuốc có nguồn gốc từ Thái Lan được dùng tương đối phổ biến trong điều trị các bệnh lý...

Mổ nội soi polyp dạ dày cần lưu ý những điều gì?

Polyp dạ dày chính là một khối u lành tính hình thành ở lớp lót phía trên dạ dày. Mặc dù lành tính nhưng nếu...

Thực phẩm chức năng Cumargold mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hỏi: Xin chào các chuyên gia của. Tôi năm nay 28 tuổi, đang sinh sống và làm việc ở Bình Dương. Dạo gần đây tôi...

Dùng dầu dừa chữa đau dạ dày được không?

Không chỉ được sử dụng để làm đẹp, dầu dừa còn được biết đến như một vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh khác nhau,...

Zalo
Messenger