Đau Dạ Dày Đi Ngoài Lỏng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Rate this post

Đau dạ dày đi ngoài lỏng là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh dạ dày, cần được điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm. Bởi, tình trạng đi ngoài kéo dài sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mệt mỏi thậm chí dẫn đến tử vong. Trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị hiệu quả.

Vì sao có triệu chứng đau dạ dày đi ngoài lỏng?

Người bị đau dạ dày thường gặp các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, đau bụng…. Đây là dấu hiệu cho thấy, dạ dày đang bị tổn thương, chức năng co bóp đang bị ảnh hưởng. Khi chức năng co bóp bị ảnh hưởng, bộ máy tiêu hóa sẽ hoạt động kém đi, thức ăn đưa vào cơ thể không được làm mềm, khiến đại tràng và tá tràng gặp áp lực. Từ đó, nhu động ruột bị rối loạn, dẫn đến hiện tượng đau dạ dày đi ngoài lỏng.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng là triệu chứng thường gặp của bệnh
Đau dạ dày đi ngoài lỏng là triệu chứng thường gặp của bệnh

Một số dấu hiệu nhận biết người bị đau dạ dày đi ngoài phân lỏng là:

  • Thông thường, số lần đi ngoài của người khỏe mạnh là 1 lần/ lần. Tuy nhiên, với những người bị đau dạ dày có hiện tượng đi ngoài phân lỏng thì tần suất đi dày hơn, 3 – 5 lần/ ngày.
  • Tình trạng này thường xuất hiện ngay sau khi người bị đau dạ dày ăn khoảng 1 giờ.
  • Các cơn đau xuất hiện ở thượng vị (trên rốn, dưới mũi xương ức).
  • Phân bị lỏng, kèm nước, không có dịch nhầy giống tiêu chảy.
  • Mùi của phân lỏng rất khó chịu.

Nguyên nhân đau dạ dày đi ngoài lỏng do đâu?

Tình trạng đau dạ dày kèm đi ngoài phân lỏng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo các bác sĩ, hiện tượng này bắt nguồn từ những lý do sau đây.

Hội chứng ruột kích thích

Các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chủ yếu gây tình trạng đau dạ dày kèm đi ngoài lỏng là do hội chứng ruột kích thích. Khi hệ tiêu hóa hoạt động không được tốt, ảnh hưởng tới dạ dày, đại tràng và dẫn đến tiêu chảy. Do đó, cần điều trị sớm các tình trạng bệnh dạ dày để ngăn ngừa hội chứng kích thích ruột, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài lỏng.

Đau dạ dày đi ngoài lỏng do ăn đồ không phù hợp

Ăn thực phẩm, đồ ăn không phù hợp, không đảm bảo cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng đi ngoài lỏng. Theo đó, một số loại thức ăn có vị chua, đồ ăn ôi thiu, đồ có tính hàn… khi cho vào cơ thể rất dễ tác động đến dạ dày, gây đau dữ dội và kèm tình trạng đi ngoài.

Ăn đồ ăn không hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý là nguyên nhân gây bệnh

Đau dạ dày đi ngoài lỏng do bị viêm ruột

Dạ dày và đường ruột là cơ quan trọng yếu của hệ tiêu hóa, có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì thế, khi bị viêm ruột ở người đau dạ dày, rất có thể sẽ bị kèm theo hiện tượng tiêu chảy. Với người đau dạ dày bị viêm ruột, cơn đau có thể dữ dội hơn so với người khác. Kèm theo đó là hiện tượng sốt và đi ngoài phân lỏng.

Tâm lý căng thẳng, lo lắng

Tâm lý căng thẳng, lo lắng luôn là nguyên nhân gây ra hầu hết các bệnh, trong đó có đau dạ dày đi ngoài. Khi bạn quá lo lắng, áp lực sẽ tạo lên cho dạ dày, khiến chức năng co bóp bị ảnh hưởng dẫn đến đau và đi ngoài.

Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì còn một số lý do khác khiến người đau dạ dày có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Trong đó, bác sĩ đã kể ra một số bệnh lý như: Viêm đại tràng, đau ruột thừa.

Tùy vào từng trường hợp với các triệu chứng khác nhau mà bác sĩ có hướng điều trị phù hợp. Điều quan trọng nhất là bạn hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa ngay sau khi có triệu chứng để sớm nắm bắt tình trạng bệnh.

Hiện tượng đau dạ dày đi ngoài lỏng nguy hiểm không?

Đau dạ dày kèm đi ngoài phân lỏng là hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân dạ dày. Triệu chứng này không quá nguy hiểm, không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm nó có thể gây ra một số biến chứng sau:

Đau đạ dày đi ngoài lỏng có thể gây xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm
Bệnh nếu không được điều trị tốt có thể gây xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm
  • Xuất huyết tiêu hóa: Khi bị đau dạ dày, tần suất đi ngoài nhiều khiến các ổ viêm loét sẽ bị nặng hơn. Tổn thương ở đường ruột sẽ nghiêm trọng hơn. Lúc đó, mạch máu sẽ dễ bị vỡ và gây chảy máu đường tiêu hóa.
  • Dễ bị mắc bệnh trĩ: Đi ngoài nhiều sẽ tạo áp lực lên hậu môn và trực tràng. Khi đó, ống trực tràng sẽ bị phình giãn ra, máu sẽ bị ứ đọng và nguy cơ bị trĩ sẽ cao hơn.
  • Người bệnh bị mất nước và suy nhược: Đi ngoài nhiều sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất cân bằng điện giải. Tình trạng này sẽ khiến cơ thể bị suy nhược rất nhanh. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
  • Chất lượng cuộc sống suy giảm: Khi tần suất đau dạ dày và đi ngoài phân lỏng diễn ra liên tục, nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn cả cuộc sống của người bệnh. Mọi sinh hoạt sẽ bị đảo lộn, những bất tiện sẽ bắt đầu xuất hiện khiến bạn không thể tập trung học tập hay làm việc.

Phương pháp điều trị đau dạ dày đi ngoài lỏng

Thông thường, khi bị đau dạ dày đi ngoài phân lỏng cần thực hiện chẩn đoán, phân tích mẫu bệnh phẩm để tìm ra nguyên nhân. Từ đó bác sĩ sẽ có cách điều trị hợp lý. Tuy nhiên, chữa bệnh không chỉ có Tây y mà còn có thể áp dụng mẹo dân gian hay Đông y.

Điều trị bệnh bằng Tây y

Chữa đau dạ dày đi ngoài lỏng bằng Tây y là cách giúp giảm bệnh nhanh nhất và hiệu quả nhất. Đây cũng là biện pháp được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân. Theo đó, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và thuốc tiêu chảy để giảm triệu chứng.

  • Thuốc Loperamid điều trị tiêu chảy: Đây là thuốc tác động mạnh giúp ngừng tiêu chảy hiệu quả. Với người bệnh nhẹ, mỗi ngày nên dùng 2 – 4mg; còn với người bệnh nặng thì có thể dùng 6 – 8mg/ ngày. Lưu ý không dùng quá 16mg/ ngày.
  • Thuốc Dioctahedral Smectite chữa đi ngoài: Tùy vào từng đối tượng mà bác sĩ kê với liều lượng khác nhau. Chẳng hạn như trẻ em sẽ dùng 1- 2 gói/ ngày. Trong khi đó, người lớn có thể dùng từ 2 – 3 gói/ ngày.
Bác sĩ sẽ kê thuốc
Bác sĩ sẽ kê thuốc ngăn ngừa đi ngoài, mất nước
  • Men tiêu hóa Enterogermina dạng nước: Ngoài thuốc chống tiêu chảy thì chữa đau dạ dày đi ngoài bác sĩ còn kê men tiêu hóa dạng nước. Trong đó, Enterogermina được sử dụng phổ biến với liều lượng trẻ nhỏ 1 – 2 ống/ ngày và người lớn 2 – 3 ống/ ngày.
  • Bù nước Oresol: Đi ngoài sẽ khiến cơ thể mất nước và mất cân bằng điện giải. Vì thế, để điều trị bác sĩ còn kê bù nước Oresol để giúp cơ thể có đủ nước. Liều dùng của Oresol với mỗi đối tượng khác nhau. Với trẻ nhỏ uống 100ml – 300ml/ ngày/ 2 lần. Trong khi đó, người lớn sẽ uống 75ml/ kg.

Thuốc tây y chữa đau dạ dày kèm đi ngoài lỏng mang đến ưu điểm là tác dụng nhanh, loại bỏ tình trạng đi ngoài triệt để. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là gây ra tác dụng phụ. Cho nên, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chữa đau dạ dày đi ngoài lỏng bằng mẹo dân gian

Ngoài thuốc tây y thì nhiều người cũng áp dụng mẹo dân gian để chữa bệnh. Theo đó, người bệnh có thể dùng những lá cây quanh nhà để giảm tình trạng tiêu chảy.

  • Uống bột quả sung khô: Quả sung phơi khô rồi tán thành bột mịn mang đến biện pháp chữa đau dạ dày tiêu chảy rất hiệu quả. Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần lấy 2 thìa bột sung hòa với nước ấm rồi uống 2 – 3 lần là được.
búp ổi chữa đi ngoài
Khi bị đau dạ dày đi ngoài lỏng có thể dùng búp ổi để hạn chế
  • Ăn búp ổi non: Đây cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng và cho biết hiệu quả khá tốt. Theo đó, người bệnh chỉ cần hái búp ổi non, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi sau đó cho vào miệng nhai và nuốt.
  • Ăn món trứng rán lá mơ: Lá mơ luôn được biết là loại lá cây mang đến bài thuốc chữa dạ dày hiệu quả. Cho nên, khi bị đi ngoài phân lỏng, bạn chỉ cần lấy lá mơ rán với trứng, ăn mỗi ngày 2 lần sẽ giúp chữa bệnh hiệu quả.

Các mẹo dân gian được nhiều người áp dụng và cho thấy có tính hiệu quả. Phương pháp này có ưu điểm là dễ làm, ít tốn kém. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là mẹo dân gian, chưa có cơ sở khoa học. Cho nên, bạn cũng chỉ nên tham khảo.

Điều trị bệnh bằng Đông y

Đông y chữa bệnh là biện pháp được nhiều người áp dụng vì nó cho hiệu quả tận gốc. Hơn nữa, biện pháp dùng thảo dược này rất an toàn, không có tác dụng phụ.

  • Bài thuốc thứ nhất: Dùng mã đề kết hợp cam thảo và sắn dây rồi cho vào nồi, thêm 400ml nước và bật bếp lên sắc. Đun cho đến khi nào nước cạn còn ½ thì tắt bếp, chia nước thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc thứ hai: Kết hợp mộ thông, cam thảo, sắn dây, kim ngân, hoàng liên (mỗi loại 8 – 10gr) cho vào sắc nước. Mỗi ngày uống 3 lần, liên tục trong 3 ngày sẽ có tác dụng.
  • Bài thuốc thứ ba: Cho hương nhu, mã đề hoa, mộc thông, cúc tần vào sắc chung với nhau. Mỗi ngày uống 2 lần sẽ có hiệu quả.

Các bài thuốc Đông y giúp điều trị bệnh an toàn, tận gốc, có thể dùng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là cách rách, tốn thời gian.

Lưu ý khi bị đau dạ dày đi ngoài phân lỏng

Có thể thấy, tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe. Do đó, cần sớm có biện pháp khắc phục để cuộc sống của bạn trở lại bình thường. Tuy nhiên, để việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý một vài vấn đề sau:

  • Nếu là người bị bệnh nhẹ, không cần thiết phải áp dụng biện pháp điều trị, đôi khi chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày là xong. Theo đó, bạn nên ăn đúng giờ, đúng bữa, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, chất béo, khoáng chất và đạm.
  • Các loại thực phẩm tốt cho người bệnh bạn có thể tham khảo như: Thịt lợn, thịt gà, tôm, bánh mì, trứng, rau xanh trái cây tươi, sữa chua…
  • Hạn chế ăn những loại sữa chứa đường lactose vì nó có thể khiến bạn bị đầy bụng, tiêu chảy nhiều hơn.
Các thực phẩm giàu axit
Các thực phẩm giàu axit có thể khiến bệnh diễn tiến nặng hơn
  • Không ăn thực phẩm có tính acid mạnh như cam, quýt, chanh… Không ăn thực phẩm nhiều đường, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, gas, chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt…
  • Có chế độ nghỉ ngơi khoa học, không thức quá khuya.
  • Tránh tình trạng căng thẳng quá mức vì nó có thể khiến bệnh trở nặng hơn.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin về tình trạng đau dạ dày đi ngoài lỏng. Đây là một hiện tượng thường gặp ở người đau dạ dày. Nó không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống. Cho nên, cần thăm khám sớm để tìm nguyên nhân gây bệnh và có cách chữa phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đau dạ dày cấp là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày với các cơn đau đột ngột

Đau Dạ Dày Cấp: Triệu Chứng Điển Hình Và Cách Điều Trị

Đau dạ dày cấp là sự khởi phát cơn đau ở dạ dày một cách đột ngột. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ...

Uống nhiều nước để hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, thuận lợi hơn

Thực Đơn Giảm Cân Cho Người Đau Dạ Dày Tốt Nhất

Giảm cân cho người đau dạ dày luôn là vấn đề khó khăn hơn với bất cứ đối tượng nào. Một người bị đau dạ...

Kết hợp lá ổi với gạo lứt

Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Ổi Hiệu Quả Không Phải Ai Cùng Biết

Chữa đau dạ dày bằng lá ổi là một trong những biện pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Đây là phương pháp mang...

chữa đau dạ dày bằng rễ sim

Chữa Đau Dạ Dày Bằng Rễ Sim Và Những Mẹo Hay Cho Người Bệnh

Chữa đau dạ dày bằng rễ sim là một trong những mẹo trị bệnh được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Liệu có thể...

Zalo
Messenger