6 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Gạo Lứt Tại Nhà An Toàn

Rate this post

Chữa đau dạ dày bằng gạo lứt là phương pháp an toàn, hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Theo các chuyên gia, gạo lứt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, hệ tiêu hóa và đặc biệt giúp giảm các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả. Để sử dụng gạo lứt chữa đau dạ dày đúng cách, hiệu quả tốt nhất, người bệnh tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tác dụng của chữa đau dạ dày bằng gạo lứt

Gạo lứt hay còn gọi là gạo lật được xay xát rối, phần vỏ trấu bỏ đi và giữ nguyên vỏ cám ở hạt gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng, rất tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh đau dạ dày. Theo các chuyên gia, chữa đau dạ dày bằng gạo lứt có thể mang lại hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh rất tốt. Bởi thực phẩm này có chứa rất nhiều hoạt chất, dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày. Cụ thể là:

Chữa đau dạ dày bằng gạo lứt hiệu quả rất tốt
Chữa đau dạ dày bằng gạo lứt hiệu quả rất tốt
  • Trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ rất tốt cho tiêu hóa, hồi phục chức năng đường ruột và hỗ trợ giảm các triệu chứng đau dạ dày
  • Thành phần vỏ cám ngoài gạo lứt có khả năng ức chế dịch vị acid ngấm vào thành dạ dày để hạn chế tác động ăn mòn niêm mạc.
  • Dưỡng chất từ gạo lứt cung cấp sẽ giúp cơ thể có thêm sức đề kháng, ngăn chặn các ảnh hưởng của axit bên trong dạ dày. Từ đó gây ức chế sự tấn công của axit qua dịch vị bên trong dạ dày, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn, nhiễm trùng và các phản ứng gây tổn thương vào niêm mạc dạ dày.
  • Các hoạt chất trong gạo lứt có tác dụng tốt trong việc cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, giảm triệu chứng của bệnh đau dạ dày, ngăn ngừa tình trạng viêm kết ruột, táo bón.
  • Sử dụng gạo lứt mỗi ngày sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng vào cơ thể một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đau dạ dày, chống lại các tác nhân làm tổn thương bên trong niêm mạc.
  • Áp dụng cách chữa đau dạ dày bằng gạo lứt sẽ hạn chế được những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và những rủi ro không mong muốn khi sử dụng thuốc Tây.

Các cách chữa đau dạ dày bằng gạo lứt đơn giản

Vỏ gạo lứt có nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, khác hẳn với những loại gạo thông thường. Nên khi điều trị đau dạ dày, hoàn toàn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như sau:

Cháo gạo lứt

Cháo gạo lứt là món ăn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng đối với những người bị đau dạ dày. Vì cháo rất mềm, khi ăn giúp dạ dày không phải co bóp quá mức, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, cải thiện triệu chứng bệnh dạ dày và phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Nguyên liệu: 100g gạo lứt, 1 củ khoai lang (hoặc khoai từ, khoai môn, khoai mỡ), 5 quả táo tàu khô, đường cát.

Cách làm:

  • Vo gạo sạch, rồi để ráo nước.
  • Cho gạo vào chảo, đặt lên bếp rang cho đến khi chuyển màu.
  • Khoai làm gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt thành lát mỏng nhỏ vừa ăn.
  • Táo tàu khô rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho gạo lứt và đổ nước vào nồi, nấu nhừ rồi cho thêm khoai và táo đã chuẩn bị vào nấu cùng.
  • Đun sôi cháu khoảng 20  phút, nêm nếm đường và một ít gia vị vừa ăn, rồi tắt bếp.

Chỉ nên ăn cháo nấu trong ngày, ăn 3 lần mỗi tuần và kiên trì sau 1 tháng sẽ thấy bệnh được chuyển biến tốt hơn.

Nấu cơm gạo lứt

Ăn cơm gạo lứt mỗi ngày ngoài tác dụng giúp duy trì được cân nặng ở mức ổn định, còn  tăng khả năng kiểm soát các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả hơn. Bởi cơm gạo lứt sẽ giúp tăng nguồn năng lượng cho cơ thể và bổ sung vi chất cần thiết.

Ăn cơm gạo lứt tốt cho tiêu hóa và ổn định cân nặng hiệu quả
Ăn cơm gạo lứt tốt cho tiêu hóa và ổn định cân nặng hiệu quả

Ngoài ra, hạt gạo lứt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho cơ thể. Ăn gạo lứt thường xuyên sẽ tạo ra được một lớp màn bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, ngăn chặn các tác nhân gây  tổn thương và gây hại.

Kết hợp gạo lứt và lá ổi

Chữa đau dạ dày bằng gạo lứt và lá ổi được coi là một cách chữa mang lại hiệu quả rất tốt. Bởi ngoài tác dụng đặc biệt mà gạo lứt mang lại thì lá ổi cũng là một vị thuốc dân gian tốt để chữa bệnh đau dạ dày. Cách làm như sau:

  • Rửa sạch 30g lá ổi non, để ráo nước rồi thái nhỏ.
  • Vo sạch gạo lứt, để ráo nước.
  • Rang gạo đến khi chuyển màu,
  • Lá ổi cho vào sao đến khô.
  • Đun gạo đã rang, lá ổi đã sao với 500ml nước, đun sôi sau đó tắt bếp.
  • Lọc lấy nước uống trong ngày, ngày uống 2 lần và trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Chữa đau dạ dày bằng sữa gạo lứt thơm ngon

Sữa gạo lứt vừa chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, vừa có hương vị thơm ngon. Khi dùng sữa gạo lứt, dạ dày không phải hoạt động nhiều để tiêu hóa. Bạn chỉ cần thực hiện các bước sau để làm ra cốc sữa gạo lứt thơm ngon, chất lượng:

Sữa gạo lứt
Sữa gạo lứt
  • Vo thật sạch 100g gạo lứt, để ráo nước.
  • Rang trên chảo đến khi chuyển sang màu vàng ngà.
  • Sau đó cho nước vào gạo nấu với lửa nhỏ đến khi hạt gạo nở ra thì thêm đường phèn với lượng vừa đủ tùy từng khẩu vị.
  • Vớt gạo sang nồi nước sôi khác và nấu cho đến khi gạo nhừ hẳn.
  • Lọc bỏ phần bã, giữ phần nước rồi cho thêm 360ml sữa tươi vào nấu sôi.
  • Uống sữa gạo lứt trong ngày, không để sang ngày hôm sau và nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Chữa đau dạ dày bằng phương pháp thực dưỡng

Các chuyên gia cho biết một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau dạ dày là chế độ ăn uống và thực dưỡng là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả điều trị đau dạ dày, ổn định tiêu hóa rất tốt..

Chữa đau dạ dày bằng gạo lứt với phương pháp thực dưỡng, ban đầu bệnh nhân dùng gạo lứt để ăn thay cho các loại gạo thông thường khác trong 30 ngày. Sau đó thì nới rộng cách ăn theo thực dưỡng. Phương pháp này chia thực phẩm thành 2 loại: thực phẩm dương tính (Sữa, trứng, đồ nhiều dầu mỡ, cá, thịt) và thực phẩm âm tính (Dược phẩm, bánh kẹo, nước ngọt, cà phê…)

Từ đó, tùy tình trạng bệnh lý mà có thể áp dụng các chế độ dinh dưỡng phù hợp như:

  • Đau dạ dày âm tính: Bữa chính là cơm gạo lứt với đậu đỏ, muối vừng kèm với một số thức ăn phụ như cải dầm miso, miso dầu mè, rong phổ tai…
  • Đau dạ dày dương tính: Ăn cơm gạo lứt hơi nhão với đậu đỏ và muối vừng. Trong bữa ăn chính nên có một số thức ăn phụ như cà rốt, tương, củ cải trắng, cải dầm cám…

Với phương pháp này, bạn cần phải ăn chậm, nhai kỹ, nhai nát cơm gạo lứt nhằm giảm tác động lên dạ dày. Chế độ ăn này còn áp dụng được cho trường hợp đau dạ dày cấp tính.

Trà gạo lứt giúp giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng

Chữa đau dạ dày bằng gạo lứt rất đơn giản, dễ làm là nấu trà. Uống trà gạo lứt thường xuyên giúp kích thích cả vị giác và khứu giác cho cơ thể, giảm triệu chứng đau dạ dày, đầy bụng hiệu quả. Cách làm trà gạo lứt chữa dạ dày như sau:

Trà gạo lứt giúp giảm đau dạ dày, tăng cường sức đề kháng
Trà gạo lứt giúp giảm đau dạ dày, tăng cường sức đề kháng
  • Gạo lứt vo sạch, để ráo nước
  • Rang gạo lứt nhỏ lửa, đảo đều tay cho đến khi hạt gạo chuyển sang màu hơi vàng và có mùi thơm.
  • Cho gạo vừa rang vào một chiếc khăn sạch, ủ trong khoảng 30 phút.
  • Sau khi gạo đã chín dần, cho vào bình thủy tinh rồi cất bảo quản để dùng dần.
  • Mỗi khi dùng, chỉ cần lấy một ít gạo lứt hãm với nước sôi rồi uống.

Lưu ý: Khi rang, không nên để hạt gạo bị vỡ vì như vậy sẽ làm mất đi dưỡng chất và rang vàng vừa phải là được. Bảo quản ở nơi nhiệt độ thích hợp, tránh ẩm ướt. Bạn nên  duy trì uống hàng ngày để đẩy lùi tình trạng bệnh lý.

Nếu không tự làm tại nhà được thì bạn cũng không cần phải lo ngại, vì hiện nay trên thị trường có bán sẵn nhiều loại trà gạo lứt, bạn để mua về dùng và làm theo hướng dẫn là được.

Lưu ý khi chữa đau dạ dày bằng gạo lứt ngay tại nhà

Dù phương pháp chữa đau dạ dày bằng gạo lứt vừa tiện lợi, dễ làm lại mang lại hiệu quả tốt khi điều trị bệnh, nhưng nếu dùng quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần phải chú ý một vài vấn đề sau:

  • Những người mới ốm dậy sức khỏe còn yếu hoặc hệ tiêu hóa chưa ổn định, những trường hợp có tiền sử về huyết áp, không nên ăn gạo lứt mỗi ngày.
  • Nên tránh ăn quá mặn sẽ không tốt cho sức khỏe.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày
  • Nên ngâm gạo lứt vào nước trước khi nấu, để tiêu hóa tốt hơn.
  • Không nên ăn quá nhiều bữa trong 1 tuần, sẽ dẫn đến tình trạng thừa chất xơ, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần chỉ nên ăn gạo lứt từ 2 đến 3 lần.
  • Trong quá trình sử dụng gạo lứt, nếu thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Với những thông tin hữu ích về những phương pháp chữa đau dạ dày bằng gạo lứt trên đây, chắc hẳn đã giúp bạn hiểu được tác dụng cũng như các cách chế biến để phù hợp bản thân. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình điều trị tốt nhất, ngoài việc thực hiện đúng các phương pháp trên, bạn cần tạo cho mình thói quen sinh hoạt đúng khoa học, tránh gây kích thích đến hoạt động co bóp của dạ dày.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có nhiều biến chứng bệnh dạ dày nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe

Biến Chứng Bệnh Dạ Dày Nguy Hiểm Đừng Bỏ Qua

Biến chứng bệnh dạ dày ở giai đoạn nhẹ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng nếu diễn tiến nặng, chuyển sang giai đoạn...

Viêm dạ dày ruột cấp tính có nguyên nhân chủ yếu do virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa

Viêm Dạ Dày Ruột Cấp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Viêm dạ dày ruột cấp tính là hiện tượng viêm niêm mạc ruột, thường có nguyên nhân bắt đầu từ nhiễm trùng. Các loại virus,...

Có nhiều cách chữa đau dạ dày khẩn cấp cho người bệnh

Các Cách Chữa Đau Dạ Dày Khẩn Cấp Người Bệnh Đừng Bỏ Qua

Chữa đau dạ dày khẩn cấp là biện pháp người bệnh cần làm để giảm ngay lập tức các cơn đau khó chịu gây ảnh...

bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào

Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Phải Làm Thế Nào Giảm Đau Nhanh, An Toàn?

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm thế nào luôn là vấn đề được người bệnh quan tâm. Có thể nói, tỉ lệ người...

Zalo
Messenger