Cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu hiệu quả nhất
Trong quá trình thai kỳ, tình trạng dư thừa axit dạ dày là một tình trạng khá phổ biến. Lúc này, lượng thức ăn cùng với axit dư thừa sẽ trào ngược lên và gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Vì thế, bạn cần biết cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu nhanh nhất dưới đây.
Sử dụng thuốc Tây giảm axit dạ dày khi mang thai
Sử dụng thuốc Tây trong thời kỳ mang bầu có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc Tây.
Thế nhưng, trong những trường hợp các triệu chứng trào ngược dạ dày đã có chuyển biến nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con thì việc dùng thuốc là sự lựa chọn cuối cùng.
Khi dùng thuốc giảm axit dạ dày, mẹ bầu cần tuân thủ theo những hướng dẫn của các bác sĩ điều trị. Cần chú ý không được tự ý dùng thuốc mà chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ.
Có 4 nhóm thuốc thường được dùng cho bà bầu để trung hòa axit dạ dày đó là:
- Thuốc kháng acid
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Thuốc kháng histamin
- Thuốc ức chế bơm proton
Về liều lượng và cách dùng thuốc: Tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân và những tiền sử bệnh lý khác các bác sĩ sẽ có những đơn thuốc phù hợp cho từng bà bầu khác nhau.
Riêng với phụ nữ mang thai thì bác sĩ sẽ ưu tiên cho dùng nhóm thuốc kháng axit để điều trị. Nhóm thuốc này khá an toàn và ít gây ra những tác dụng phụ đối với cơ thể bà bầu. Dù vậy, khi kê đơn, các bác sĩ cũng sẽ tránh những loại thuốc kháng axit có chứa thành phần chính là sodium bicarbonate và magnesium trisilicate.
Thường thì những đơn thuốc được các bác sĩ kê nên bạn cũng sẽ không cần quá lo lắng về thành phần thuốc. Điều cần chú ý là bạn nên uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và tuyệt đối không tự ý sử dụng thêm loại thuốc khác.
Bài thuốc dân gian tăng axit dạ dày khi mang thai
Ngoài việc dùng thuốc Tây để giảm axit dạ dày, bạn cũng có thể lựa chọn cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu tại nhà sau đây:
Dùng sữa chua và tinh bột nghệ là cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu
Hoạt chất có trong tinh bột nghệ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn tại dạ dày diễn ra hiệu quả hơn. Nếu bạn kết hợp dùng cùng với sữa chua cũng sẽ có tác dụng tăng cường lợi khuẩn đường ruột. Từ đó, nó sẽ giúp giảm bớt tình trạng ợ nóng, ợ hơi.
Cách dùng: Phụ nữ mang bầu nên uống hỗn hợp này ít nhất mỗi ngày một lần và uống trước mỗi bữa sáng để mang lại hiệu quả tốt hơn.
Nha đam giúp giảm axit dạ dày cho bà bầu
Cây nha đam (lô hội) có chứa rất nhiều loại vitamin. Những loại vitamin này có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa, dạ dày. Ngoài ra, lượng chất xơ có trong lô hội cũng có tác dụng làm giảm lượng axit rất hiệu quả.
Cách dùng: Bà bầu có thể dùng nha đam theo nhiều cách khác nhau như: nấu chè, làm thạch… để trung hòa axit dạ dày.
Nước dừa tốt với bà bầu
Nước dừa có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất vừa có lợi cho thai nhi lại có tác dụng trung hòa lượng axit dạ dày. Khi bị trào ngược dạ dày, khó tiêu nếu bạn uống nước dừa sẽ có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu này.
Nước dừa còn giúp thanh lọc nước ối, giải nhiệt cho bà bầu. Khi bị trào ngược dạ dày, nếu bà bầu uống nước dừa sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng, trung hòa lượng axit hiệu quả hơn.
Uống trà hoa cúc giúp trung hòa axit dạ dày
Những tinh chất có trong trà hoa cúc có tác dụng tốt với dạ dày, nhất là với sức khỏe của bà bầu.
Cách dùng: Sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, mẹ bầu nên uống một ly trà hoa cúc sẽ giúp ngăn chặn các triệu chứng khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi đang diễn ra. Uống một ly trà hoa cúc trước mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ khoảng 30 phút sẽ giúp bà bầu thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng và ngủ ngon giấc hơn.
Uống nước đều đặn làm giảm axit dạ dày hiệu quả
Uống một ly sữa sau khi ăn không chỉ giúp giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng mà còn giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể mẹ và cả thai nhi. Bạn cũng cần chú ý chọn loại sữa ít béo, tách béo sẽ tốt hơn cho phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý nếu mẹ bầu thường xuyên ợ nóng vào ban đêm thì hãy cố gắng không ăn hay uống bất thứ gì ngoài nước trong ít nhất khoảng 3 tiếng trước khi đi ngủ.
Cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu nhờ thay đổi thói quen ăn uống
Với bà bầu bị thừa axit dạ dày và bị trào ngược, nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, mỗi lần nên ăn một ít chứ không nên ăn quá no trong cùng một lần sẽ khiến thức ăn không thể tiêu hóa được.
Trong khi ăn, bà bầu cũng cần chú ý ăn chậm, nhai kĩ để tiêu hóa hết lượng thức ăn trong dạ dày, tránh để thức ăn lên men và gây nên hiện tượng trào ngược axit.
Ngoài ra, bà bầu cũng nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, thức ăn mềm để tránh dư thừa axit dạ dày.
Bà bầu không nên ăn các loại thức ăn quá chua, quá cay, nhiều chất béo như: thức ăn nhanh, sô cô la, trái cây và nước ép trái cây họ cam quýt, rượu, cà phê… Ngoài ra, bà bầu cũng chỉ nên uống nước trước hoặc sau khi ăn xong, không nên vừa ăn vừa uống.
Cách phòng tránh dư axit dạ dày khi mang thai
Dưới đây là một số cách giúp bạn phòng tránh tình trạng dư axit dạ dày khi mang thai:
- Loại bỏ những thực phẩm gây kích thích đến dạ dày có thể kể đến như: chocolate, trà, cà phê, các thực phẩm cay nóng, các món chiên xào nhiều dầu mỡ,… có thể gây ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa, khiến bạn khó tiêu, gây các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, dư thừa axit dạ dày.
- Thay đổi thói quen ăn uống: Không nên ăn nhanh vì dễ nuốt nhiều không khí vào bụng dễ gây dễ gây dư thừa axit dạ dày và làm cho chứng ợ chua tăng thêm.
- Bà bầu nên mặc quần áo thỏa mái: Bà bầu nên ưu tiên mặc những loại quần áo thỏa mái, rộng rãi sẽ dễ chịu hơn.
- Hạn chế lo âu, căng thẳng: Khi mang thai nếu phụ nữ bị lo âu kéo dài sẽ dễ gây ra những tác động không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Không những vậy, những tác động này cũng sẽ khiến lượng axit dạ dày dâng cao hơn bình thường.
- Những cử động đột ngột, đặc biệt là khi đứng, ngồi có thể khiến cho axit dạ dày tăng tiết nhiều hơn mức bình thường.
- Kê gối cao hơn một chút khi ngủ để tránh những cơn trào ngược xuất hiện trong lúc ngủ, gây tác động lên dạ dày
- Bà bầu cũng nên kiểm soát cân nặng ở mức độ vừa phải để đảm bảo sức khỏe, không gây tăng tiết axit.
- Tích cực vận động, tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng kết hợp với đi bộ hằng ngày, vừa tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé vừa hạn chế nguy cơ tăng lượng axit trong dạ dày.
- Tuyệt đối không nên không hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều trong thời gian mang thai. Lý do là bởi khói thuốc sẽ làm giãn van giữa dạ dày, khiến cho hiện tượng trào ngược axit tăng thêm và gây hại đến cả thai nhi.
- Chú ý giữ dáng đi thẳng để không gây tác động thêm cho dạ dày.
Qua việc tìm hiểu cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu, bạn đọc có thêm những thông tin cần thiết để chăm sóc sức khỏe và phòng tránh bệnh trào ngược axit dạ dày hiệu quả. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!