Các cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu an toàn, hiệu quả
Cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu như thế nào hiệu quả, đảm bảo an toàn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi là vấn đề rất quan trọng, nhiều chị em quan tâm. Bởi, dư axit dịch vị dạ dày trong thời kỳ mang thai là tình trạng thường gặp và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
Hướng dẫn các cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu
Dư axit dạ dày khi mang thai là tình trạng phổ biến và thường xuyên xảy ra đặc biệt ở những tháng đầu thai kỳ. Bởi, đây là thời kì cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi về nội tiết, thể chất, chế độ ăn uống, sinh hoạt dẫn đến những biến đổi của cơ quan tiêu hóa và toàn bộ cơ thể.
Sự tăng axit dạ dày khi mang thai gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm sinh lý của mẹ bầu. Tình trạng này không được điều trị tốt có thể khiến mẹ bị suy nhược và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển, hoàn thiện của thai nhi.
Có nhiều cách giảm axit dạ dày cho bà bầu, có thể dùng thuốc trung hòa axit dịch vị hoặc sử dụng các mẹo dân gian, thảo dược thiên nhiên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn về hiệu quả điều trị giảm axit dạ dày khi mang thai tốt nhất mẹ bầu nên thăm khám và xử lý theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Một số cách làm giảm axit dịch vị dạ dày cho bà bầu phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
Cách giảm axit dạ dày khi mang thai tại nhà bằng mẹo dân gian
Mẹo chữa dân gian sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên là phương pháp được nhiều mẹ bầu lựa chọn khi xuất hiện các triệu chứng dư axit dịch vị dạ dày. Bởi cách chữa này an toàn và được đánh giá là phù hợp với tình trạng sức khỏe của phụ nữ mang thai. Một số mẹo chữa hiệu quả mẹ bầu có thể tham khảo như:
Sử dụng nha đam: Hoạt chất anthraquinon trong gel nha đam có tác dụng kiểm soát nồng độ axit và ổn định tình trạng dư thừa axit trong dạ dày. Ngoài ra các vitamin và chất xơ trong nha đam cũng rất tốt cho tiêu hóa. Mẹ bầu có thể nấu chè hoặc làm thạch nha đam để sử dụng hàng ngày giúp kiểm soát axit dạ dày khi mang thai.
Uống nước dừa: Nước dừa rất tốt cho sức khỏe bà bầu, đặc biệt là ở những tháng cuối thai kì. Khi bị dư axit dạ dày khi mang thai, mẹ bầu có thể uống 1 cốc nước dừa hàng ngày để giảm nồng độ axit. Bởi thành thành vitamin và khoáng chất trong nước dừa giúp trung hòa axit dịch vị và giảm triệu chứng trào ngược, khó tiêu rất tốt.
*Lưu ý: Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên uống nước dừa.
Ăn sữa chua và tinh bột nghệ: Hòa sữa chua với tinh bột nghệ ăn giúp giảm axit dịch vị dạ dày, kháng khuẩn, tiêu viêm và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Uống trà hòa cúc: Tinh dầu hoa cúc có tác dụng kháng khuẩn, chống kích ứng, giúp an thần, ngủ ngon rất tốt cho phụ nữ mang thai và giảm nồng độ axit dạ dày rất tốt. Mỗi ngày mẹ bầu nên uống 1 cốc trà hoa cúc sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu bằng cách dùng thuốc trung hòa axit dịch vị dạ dày
Để giảm nồng độ axit dạ dày khi mang thai, mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thuốc giúp trung hòa axit dịch vị. Đặc biệt với những trường hợp nồng độ axit quá dư hoặc thiếu hụt nhiều thay đổi chế độ ăn uống không mang lại hiệu quả tốt. Các nhóm thuốc thường dùng dùng trong điều trị dư axit dịch vị dạ dày khi mang thai gồm 4 nhóm chính là:
- Nhóm thuốc kháng acid
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Nhóm thuốc kháng histamin H2
- Thuốc ức chế bơm proton
Các loại thuốc này được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong đó nhóm thuốc kháng acid không có chữa các thành phần sodium bicarbonate và magnesium trisilicate sẽ được sử dụng phổ biến hơn cho bà bầu, vì thuốc khá an toàn và ít tác dụng phụ. Liều lượng dùng thuốc tùy thuốc vào cơ địa, tiền sử bệnh lý và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Trong đó 2 loại thuốc thường được chỉ định dùng cho mẹ bầu là:
- Thuốc omeprazole: Đây là thuốc có tác dụng kháng axit, giảm tiết axit, hạn chế trào ngược dạ dày và các triệu chứng ợ hơi, ợ chua,… Thuốc được sử dụng khá phổ biến, an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Liều dùng thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc Gastropulgite: Thuốc có dạng bột hòa tan, chia thành gói hòa với nước uống sau bữa ăn giúp giảm nhanh triệu chứng trào ngược, đau dạ dày và giảm tiết axit dịch vị, trung hòa nồng độ pH trong môi trường dạ dày.
Hầu hết các loại thuốc giảm axit dạ dày khi mang thai đều có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn cho mẹ bầu và thai nhi, do đó, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua, sử dụng thuốc. Cần tuân thủ theo đúng chỉ định, kê đơn của bác sĩ khi dùng thuốc để hạn chế những biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cách ngăn ngừa tình trạng dư axit dạ dày khi mang thai
Tình trạng dư axit dịch vị dạ dày có ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ ăn uống, sinh hoạt và thói quen của mỗi người. Do đó, mọi người hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh và kiểm soát nguy cơ bị dư thừa axit dịch vị. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai điều này càng phải chú ý nhiều hơn.
Theo đó, để ngăn ngừa dư axit dạ dày khi mang thai, mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề sau:
- Thay đổi thói quen ăn uống: Không nên ăn quá no, nên chia thành các bữa nhỏ trong ngày, mỗi lần ăn 1 chút để giảm áp lực nên dạ dày.
- Tập thói quen nhai kĩ, ăn chậm để thức ăn được tiêu hóa tốt nhất, tránh tình trạng dạ dày phải hoạt động, co bóp quá nhiều dẫn đến tiết nhiều axit.
- Nên ăn các món ăn được chế biến dạng lỏng, mềm, để dễ tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn
- Không ăn quá nhiều đồ chua, cay, nhiều chất béo
- Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm gây kích thích cho dạ dày như: chocolate, trà, cafe, đồ ngọt, đồ chiên xào,… Các thực phẩm này cũng gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng, dư axit dạ dày,…
- Uống nhiều nước, đặc biệt là sau bữa ăn để tiêu hóa được tốt hơn
- Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, hàng ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh, thư thái
- Hạn chế các cử động đột ngột như đứng, ngồi hoặc nằm quá nhanh sẽ khiến cơ thể mẹ bầu khó chịu và khiến axit trong dạ dày có thể tiết nhiều hơn bình thường.
- Tránh tình trạng âu lo, căng thẳng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày
- Mẹ bầu nên kê cao gối khi ngủ để tránh các cơn trào ngược dạ dày, áp lực xuống dạ dày khi ngủ
- Nên sử dụng các quần áo thoải mái, rộng rãi dễ thấm hút mồ hôi và đặc biệt không gây bó, khó chịu ở vùng bụng để mẹ bầu được thoải mái cũng như không gây áp lực lên dạ dày
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các chất kích thích, bởi các sản phẩm này không chỉ làm tăng tiết dịch axit dạ dày mà còn gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Trên đây là những cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu và những lưu ý để phòng tránh tình trạng dư thừa axit dịch vị trong thai kỳ mà mẹ bầu nên biết. Dư axit dạ dày khi mang thai có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, do đó ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể, mẹ bầu nên chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!