TOP 19 Cây Thuốc Chữa Dạ Dày Hiệu Quả, Dễ Tìm Và An Toàn

5/5 - (1 bình chọn)

Sử dụng cây thuốc chữa dạ dày là biện pháp dân gian được cha ông ta dùng phổ biến từ thời xưa và truyền cho đến ngày hôm nay. Có rất nhiều những cây thuốc nam quen thuộc, xung quanh chúng ta có thể dùng chữa đau dạ dày như đu đủ, đơn tướng quân, ổi…

19 cây thuốc chữa dạ dày phổ biến, hiệu quả nhất

Đau dạ dày là từ chỉ tất cả những tổn thương xảy ra ở bên trong dạ dày và các bộ phận xung quanh. Nói cách khác, đó là hệ quả cuối cùng của viêm loét khi sự cân bằng giữa yếu tố tấn công và bảo vệ bị mất đi. Trong đó, một trong những nguyên nhân khiến yếu tố tấn công gây đau hoặc tăng tần suất là do người bệnh lạm dụng thuốc tân được.

Có rất nhiều loại cây chữa dạ dày được sử dụng
Có rất nhiều loại cây chữa dạ dày được sử dụng

Sử dụng cây thuốc chữa dạ dày là biện pháp điều trị phổ biến, an toàn được nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay. Có rất nhiều các cây thuốc, thảo dược được sử dụng trong điều trị dạ dày từ xa xưa mang lại hiệu quả rất tốt. Người bệnh có thể tham khảo 19 cây thuốc rất phổ biến dưới đây:

Cây lược vàng chữa đau dạ dày

Cây lược vàng hay còn gọi là Cây lan rũ, cây lan vòi, cây bạch tuộc, cây giỏ… là thảo dược chữa đau dạ dày rất phổ biến. Trong cây lược vàng có nhiều thành phần kháng viêm, hỗ trợ điều trị dạ dày tốt như vitamin PP, vitamin B2, steroid, khoáng chất. Ngoài ra, hợp chất flavonoid (gồm quercetin và kaempferol isoorientin) có tác dụng điều trị viêm nhiễm cho hiệu quả rất tốt.

Chuẩn bị: Lá lược vàng (3 – 5 lá); muối trắng, mật ong hoặc mật gấu

Thực hiện: 

  • Rửa sạch lá lược vàng, nên ngâm với nước muối khoảng 5 phút.
  • Cho lá vào cối giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
  • Pha thêm 1 ít mật ong (hoặc mật gấu), hòa tan rồi uống.

Công dụng:Giúp giảm đau, giảm viêm dạ dày hiệu quả.

Hoàn ngọc âm – cây thuốc chữa dạ dày hiệu quả

Cây hoàn ngọc âm có chứa rất nhiều các thành phần kháng sinh tự nhiên như: Stigmasterol, botulin,  lupeol, flavonoid,… giúp chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả.

Chuẩn bị: Lá hoàn ngọc (5 – 9 lá); muối trắng.

Thực hiện:

  • Lá hoàn ngọc rửa sạch, để ráo nước.
  • Người bệnh nhai 2-3 lá/ ngày, nhai kĩ, nuốt cả nước và bã.

Công dụng: Thanh nhiệt, đào thải độc tố, kháng viêm, giảm đau dạ dày hiệu quả.

Lá nguyệt quế chữa đau dạ dày

Một trong những cây thuốc chữa dạ dày không thể không kể đến đó là lá nguyệt quế. Trong cây này chứa nhiều cineol, geraniol, pien khả năng kháng viêm tốt nên có thể dùng điều trị bệnh về dạ dày.

Cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế có tác dụng giảm triệu chứng dạ dày hiệu quả

Chuẩn bị: Lá nguyệt quế

Thực hiện:

  • Lá nguyệt quế rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho vào ấm, thêm nước vào đun, hãm trong khoảng 15 phút, uống hàng ngày thay nước.

Công dụng: Uống nước lá nguyệt quế giúp trung hòa acid trong dạ dày, từ đó nó giảm nhanh triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau rát của bệnh.

Cây thuốc chữa dạ dày – Hoàng liên

Rễ cây hoàng liên chứa nhiều alcaloid (hàm lượng 5 – 8%) gồm các chất như berberin, capsaicin, worenine, palmatin, jatrorrhizin, magnoflorin. Đây đều là những thành phần tốt cho sức khỏe vì nó giúp loại bỏ hại khuẩn trong dạ dày.

Chuẩn bị: Hoàng liên, chi tử, trạch tả, bối mẫu, mẫu đơn bì (mỗi loại 8gr); bạch thược (12gr); trần bì, ngô thù (mỗi loại 6gr).

Thực hiện: Đem các vị thuốc cho vào ấm sắc nước. Mỗi ngày 3 lần uống, mỗi lần 1 bát nhỏ.

Công dụng: Hỗ trợ điều trị đau dạ dày từ bên trong cho hiệu quả lâu dài, không lo tái phát.

Chữa đau dạ dày bằng lá ổi

Y học cổ truyền cho biết, lá ổi có vị hơi chát, tính ấm tác dụng thu liễm, tiêu thũng, kiện vị tràng. Từ lâu, lá ổi được biết đến công dụng chữa đau dạ dày hiệu quả, được nhiều người sử dụng.

Trong lá ổi có nhiều thành phần dưỡng chất tự nhiên như tanin pyrogalic,beta sitosterol, acid maslinic, … với khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm cao. Hàm nước chất xơ trong lá ổi cũng có nhiều chất xơ giúp trung hòa acid, hồi phục thương tổn, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa.

Chuẩn bị: Lá ổi, gạo lứt, nước sạch.

Thực hiện:

  • Lá ổi hái những búp bánh tẻ, rửa sạch, cho lên chảo sao vàng cùng với gạo lứt.
  • Cho nguyên liệu vào nồi, thêm 600ml nước sạch, bật bếp đun sôi.
  • Đun đến kh nước cạn chỉ còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chia làm 3 phần uống trước khi ăn cơm.

Công dụng: Bài thuốc này rất tốt cho những bệnh nhân bị tiêu chảy, chướng bụng, khó tiêu…

Chữa đau dạ dày bằng tía tô

Theo đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, thích hợp cho người hay bị buồn nôn, chướng bụng, tiêu chảy. Do đó, nó có thể dùng cho người bị đau dạ dày, đặc biệt người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.

lá cây tía tô chữa dạ dày
Lá tía tô giúp điều trị đau dạ dày, viêm loát dạ dày hiệu quả

Chuẩn bị: Lá tía tô khô

Thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá tía tô đã phơi khô, cho vào ấm trà, hãm nước.
  • Dùng nước lá tía tô uống thay nước lọc hàng ngày.

Công dụng: Bài thuốc giúp giảm tình trạng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua. Rất tốt cho người đang mắc vấn đề về dạ dày, huyết áp, mất ngủ.

Điều trị dạ dày bằng cây dạ cẩm

Trong cây dạ cẩm có chứa các thành phần alcaloid, saponin, tannin, anthraglycosid,… giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày, đau nhức xương khớp.

Chuẩn bị: Lá dạ cẩm phơi khô, mật ong.

Thực hiện: Mỗi ngày lấy 20gr lá dạ cẩm khô sắc lấy nước. Sau đó, hòa thêm 1 ít mật ong rồi uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

Công dụng: Giảm đau dạ dày hiệu quả nếu sử dụng thường xuyên trong khoảng 2 tuần.

Lá bàng chữa đau dạ dày

Là bàng cũng là một loại cây thuốc nam chữa dạ dày. Trong lá bàng có nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên tốt cho việc điều trị bệnh như Phytosterol, punicali, saponin, flavonoid, tanin,…

lá bàng
Chữa đau dạ dày bằng lá bàng là bài thuốc được nhiều người bệnh lựa chọn

Chuẩn bị: Lá bàng non, muối trắng

Thực hiện:

  • Lá bàng rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 5 phút.
  • Cho lá bàng vào nồi, thêm nước rồi bật bếp đun sôi.
  • Dùng nước lá bàng uống thay nước lọc hàng ngày.

Công dụng: Các tinh chất trong lá bàng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, tăng sức đề kháng, giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua… Từ đó, nó giúp giảm tình trạng đau dạ dày hiệu quả.

Lá trầu không chữa bệnh đau dạ dày

Trầu không có tính ấm với khả năng khử khuẩn, tiêu viêm cao. Từ lâu, lá trầu không đã được nhiều người dùng chữa đau dạ dày.

Chuẩn bị: Lá trầu không (1 nắm), muối trắng

Thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, vớt ra để ráo nước
  • Vò nát lá trầu không, cho vào nồi đun với nước trong khoảng 15 phút.
  • Dùng nước lá trầu không uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

Công dụng: Kiên trì thực hiện cách dùng cây thuốc chữa dạ dày này trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả giảm đau, giảm viêm loét rất tốt.

Cây chè dây chữa đau dạ dày

Chè dây được biết đến là loại thảo dược với khả năng trung hòa acid cao, khả năng kháng khuẩn, diệt vi khuẩn HP tốt. Cho nên, từ lâu nhiều người dùng chè dây chữa đau dạ dày.

Cây chè dây
Chè dây có tác dụng kháng khuẩn, diệt vi khuẩn HP hiệu quả

Chuẩn bị: Lá chè dây (15gr);

Thực hiện:

  • Chè dây rửa sạch, phơi khô (hoặc sao vàng).
  • Cho lá chè dây vào ấm hãm với 100ml nước sôi trong khoảng 15 phút.
  • Dùng nước lá chè dây thay nước uống hàng ngày.

Công dụng: Giảm các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ chua của bệnh dạ dày

Cây thuốc chữa dạ dày – Gừng

Gừng có tính kiềm acid, kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong gừng có shogaol và gingerol hàm lượng khá lớn, như một chất kháng sinh tự nhiên hỗ trợ tiêu viêm, có tác dụng chữa dạ dày rất tốt

  • Bài thuốc 1: Sử dụng gừng tươi thái thành lát mỏng, ngâm với giấm gạo trong khoảng 1 tuần. Sau đó mang ra dùng, mỗi lấy dùng khoảng 2-4 lát, ngậm, nhai và nuốt từ từ sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày khó chịu.
  • Bài thuốc 2: Kết hợp mía và gừng tươi, cho gừng vào ép với mía, mỗi ngày uống 1 cốc sẽ có tác dụng giảm triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, đau bụng do viêm loét dạ dày.

Nhọ nồi – Cây thuốc chữa dạ dày dứt điểm

Nhọ nồi có vị đắng, hơi chua, ngọt, tính bình đi vào kinh Can, Thận hỗ trợ giải độc, cầm máu, ngăn ngừa xuất huyết dạ dày. Trong cây nhọ nồi có nhiều hoạt chất tanin, flavonozit và caroten giúp chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả. Đây cũng có thể được coi là cơ sở cho việc dùng cây này chữa bệnh.

Chuẩn bị: Nhọ nồi (50gr); táo tàu khô (4 quả); bạch cập (25gr); quốc lão (15gr).

Thực hiện:

  • Cho các vị thuốc vào sắc với 500ml nước.
  • Đun đến khi nước cạn còn khoảng ½ thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc từ cây nhọ nồi thành 2 phần dùng trong ngày.

Công dụng: Tác dụng kháng viêm rất tốt, giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chướng bụng của người bị đau dạ dày.

Dùng nha đam chữa đau dạ dày

Nói về cây thuốc chữa dạ dày thì không thể bỏ qua cái tên nha đam. Các tinh chất trong nha đam có khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa vô cùng hiệu quả.

Chuẩn bị: Nha đam (1 lá)

Thực hiện:

  • Nha đam gọt bỏ vỏ, chỉ lấy phần ruột bên trong.
  • Cho ruột nha đam vào máy xay nhuyễn với 1 cốc nước.
  • Uống nước nha đam trước khi ăn khoảng 30 phút.

Công dụng: Bài thuốc này giúp giảm độc, tiêu viêm, trị táo bón, nhuận tràng. Từ đó, giúp giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

Chữa đau dạ dày bằng cây khôi tía

Khôi tía là cây thuốc nam chữa đau dạ dày rất phổ biến. Với thành phần tanin và glucosid hàm lượng cao, cây này giúp ức chế vi khuẩn HP hiệu quả.

Lá khôi tía chữa dạ dày rất tốt
Lá khôi tía chữa dạ dày rất tốt

Chuẩn bị: Lá khôi tía (60gr); bồ công anh (40gr); cam thảo (20gr); khổ sâm (12gr).

Thực hiện: 

  • Cho các nguyên liệu vào nồi, thêm 1.5 lít nước.
  • Đun đến khi nước cạn còn khoảng ⅓ thì tắt bếp.
  • Chia nước thuốc làm 3 bát, uống vào các buổi sáng, trưa, tối.

Công dụng: Bài thuốc này giúp làm liền tổn thương nhanh chóng và ức chế sản xuất acid trong dạ dày hiệu quả.

Hoắc hương điều trị bệnh đau dạ dày

Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, tính ấm khả năng kháng khuẩn mạnh, tác dụng kiện tỳ vị, mạnh dạ dày, giảm triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, ợ chua. Cho nên, từ lâu nhiều người đã dùng hoắc hương chữa dạ dày.

Chuẩn bị: Hoắc hương, gừng tươi (mỗi loại 12gr); gạo nếp, rau má (mỗi loại 16gr); dành dành (8gr).

Thực hiện:

  • Cho các vị thuốc vào ấm, thêm nước vào đun.
  • Đến khi nước cạn còn khoảng 3 bát thì tắt bếp.
  • Mỗi ngày dùng 3 lần vào sáng, trưa, tối trước ăn 30 phút.

Công dụng: Hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng ợ hơi, đầy bụng, đau rát thượng vị.

Hoa cúc chữa đau dạ dày tại nhà

Hoa cúc cũng là một trong những cây thuốc chữa dạ dày hiệu quả mà không phải ai cũng biết.

Chuẩn bị: Hoa cúc phơi khô

Thực hiện:

  • Mỗi ngày lấy 5 – 6 bông hoa cúc phơi khô, rửa sạch, cho vào ấm trà.
  • Thêm nước sôi vào, hãm trong khoảng 15 phút. Nên uống trước bữa ăn để cho hiệu quả tốt

Công dụng: Hoa cúc giúp điều hòa giấc ngủ, giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, đau dạ dày.

Lá mơ lông chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả

Nói đến cây thuốc chữa dạ dày thì không thể không nhắc tới lá mơ lông. Đây là một loại cây, cũng là gia vị quen thuộc trong bữa ăn gia đình.

Lá mơ lông
Lá mơ lông là cây quen thuộc, được dùng trong nhiều bài thuốc chữa dạ dày

Chuẩn bị: Lá mơ lông (30gr); muối trắng

Thực hiện:

  • Lá mơ lông tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, vớt ra để ráo nước
  • Cho lá mơ vào máy xay nhuyễn, uống sau bữa ăn hàng ngày.

Công dụng: Thành phần sulfur dimethyl disulphide trong lá mơ lông giúp ức chế sự phát triển tác nhân gây hại trong dạ dày. Ngoài ra, nó còn giúp tiêu độc, giảm đau, giảm hiện tượng phù nề dạ dày.

Đơn tướng quân – Cây thuốc chữa dạ dày đơn giản

Đơn tướng quân cũng là một trong những cây thuốc nam hỗ trợ đau dạ dày rất hiệu quả, coa công dụng trung hòa acid và làm lành thương tổn hiệu quả.

Ngoài ra, theo y học hiện đại thì cây đơn tướng quân có nhiều thành phần giúp trung hòa acid và ức chế vi khuẩn HP như tanin, glycosid. Từ đó, nó giúp giảm các triệu chứng của đau dạ dày.

Chuẩn bị: Lá đơn tướng quân, muối trắng

Thực hiện:

  • Lá đơn tướng quân rửa sạch
  • Cho lá vào ấm, thêm nước sôi vào hãm trong khoảng 15 phút.
  • Uống thay nước trà hàng ngày.

Công dụng: Tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm triệu chứng đau dạ dày.

Chữa dạ dày tại nhà bằng đu đủ

Chất  papain trong đu đủ có thể giúp phá hủy protein trong cơ thể. Từ đó, thúc đẩy quá trình tiêu hóa chất đạm, đào thải độc tố, giúp tăng cường hệ miễn dịch ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Chuẩn bị: Đu đủ chín(1 quả), đường.

Thực hiện: 

  • Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, thái thành từng miếng.
  • Trộn đu đủ với đường, sau đó cho lên hấp cách thủy trong khoảng 30 phút.
  • Trước mỗi bữa ăn có thể ăn đu đủ hấp để chữa bệnh.

Công dụng: Mỗi ngày ăn đu đủ hấp 2 lần, thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày, giảm triệu chứng đau hiệu quả.

Lưu ý khi chữa dạ dày bằng cây thuốc dân gian

Có thể nói, các cây thuốc nam kể trên đều có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên, để việc chữa bệnh đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý:

  • Các cây thuốc đều là thành phần kháng sinh tự nhiên, tác dụng chậm, do đó người bệnh cần kiên trì khi dùng, không nên bỏ ngang giữa chừng.
  • Chữa dạ dày bằng lá cây chỉ dùng trong trường hợp bệnh nhẹ, trường hợp nặng cần đến cơ sở y tế khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong quá trình dùng cây thuốc nam chữa dạ dày, bạn cũng cần có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung trái cây, rau xanh, sữa chua… Ngoài ra, cần hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng, đồ ăn có nhiều gia vị. Tuyệt đối không dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas…
  • Không ăn quá nó vì có thể tạo áp lực lên dạ dày. Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn để dạ dày được thoải mái.
  • Không nên ăn quá muộn, vận động sau ăn.
  • Duy trì tập thể dục thể thao hàng ngày để có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái.
  • Cần hạn chế những căng thẳng, mệt mỏi, không nên tạo nhiều áp lực cho bản thân.
  • Trong khi đau dạ dày, bạn có thể kết hợp massage bụng, chườm nóng, chườm lạnh để giảm cơn đau.

Trên đây là 19 cây thuốc chữa dạ dày đơn giản, dễ làm và tiết kiệm. Có thể nói, cây thuốc nam mang đến nhiều công dụng đối với người có vấn đề về dạ dày. Tuy nhiên, bạn cũng cần nên nhớ, các bài thuốc từ cây thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào cơ địa của mỗi người mà nó cho hiệu quả khác nhau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cách làm giảm axit dạ dày cho bà bầu hiệu quả nhất

Trong quá trình thai kỳ, tình trạng dư thừa axit dạ dày là một tình trạng khá phổ biến. Lúc này, lượng thức ăn cùng...

Bệnh đau dạ dày có di truyền hay không?

Đau dạ dày là chứng bệnh ngày càng có nhiều người mắc phải, bất kể là nam hãy nữ, trẻ hay già cũng đều có...

10+ loại thuốc giảm tiết axit dạ dày hiệu quả nhất hiện nay

Khi lượng axit dạ dày vượt lên quá mức sẽ gây ra nhiều triệu chứng nguy hại đến sức khỏe người bệnh như: trào ngược...

8 cách chữa đau bụng hiệu quả nhanh tại nhà

Đau bụng chính là một trong những triệu chứng rất quen thuộc mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Tình trạng đau bụng...

Zalo
Messenger