Viêm Dạ Dày Ruột Cấp: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm dạ dày ruột cấp tính là hiện tượng viêm niêm mạc ruột, thường có nguyên nhân bắt đầu từ nhiễm trùng. Các loại virus, vi khuẩn gây bệnh có thể sẽ lây lan qua sự tiếp xúc trực tiếp của người bệnh, đôi khi sẽ từ việc sử dụng những nguồn nước bị ô nhiễm. Đây là chứng bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như suy thận, hôn mê, phù não,…

Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp tính do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột ( hay còn gọi là cúm dạ dày), tác nhân này có thể là các loại vi khuẩn, virus gây bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa. Trong đó, phổ biến nhất là 2 nhóm virus gây viêm dạ dày ruột là norovirus và adenovirus. Còn nhiều loại virus, vi khuẩn cũng tiềm ẩn nguy cơ gây viêm dạ dày ruột ở người.

Viêm dạ dày ruột cấp tính có nguyên nhân chủ yếu do virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa
Viêm dạ dày ruột cấp tính có nguyên nhân chủ yếu do virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa

Ngoài virus, vi khuẩn tình trạng viêm ruột dạ dày có thể bị lây nhiễm trực tiếp vào niêm mạc dạ dày và ruột. Một số loại vi khuẩn thường gặp bao gồm:  Vi khuẩn Campylobacter, Salmonella và Escherichia coli (thường viết tắt E.coli), Clostridium difficile. Các triệu chứng của bệnh có thể bị gây ra bởi độc tố được tạo ra từ một số vi khuẩn như tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus).

Một số nhóm vi sinh vật khác như ký sinh trùng và những động vật nguyên sinh như Giardia, Cryptosporidium cũng là nguyên nhân gây chứng viêm dạ dày ruột. Người bệnh có thể bị nhiễm những ký sinh trùng này khi uống nước bị ô nhiễm, đôi khi có thể do đi bơi ở những bể bơi không đảm bảo vệ sinh.

Các nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm đau dạ dày có thể kể đến trúng độc tố hóa học – có thể từ hải sản, dị ứng kháng sinh và một số thành phần khác, dị ứng thực phẩm,…

Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột còn được gọi là “cúm dạ dày”, bệnh tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa và gây ra các triệu chứng khó chịu như: Chuột rút và đau bụng, tiêu chảy, phân lỏng, có thể có máu, đau đầu, buồn nôn, choáng váng, nôn, sốt nhẹ,…

Thông thường, các triệu chứng có thể sẽ xuất hiện từ lúc nhiễm bệnh hoặc sau 1-2 ngày. Về cơ bản, những triệu chứng trên kéo dài ít nhất 1 tuần và có thể lâu hơn tùy từng bệnh nhân.

Người bệnh có thể sẽ bị mất nước khá nhanh bởi những triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy. Tình trạng mất nước do viêm dạ dày ruột cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời để có tác dụng tốt nhất và hạn chế tối đa những ảnh hưởng, biến chứng gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe. Một số triệu chứng điển hình của bệnh có thể kể đến như:

Bệnh gây tình trạng mất nước, người mệt mỏi, đau bụng
Bệnh gây tình trạng mất nước, người mệt mỏi, đau bụng
  • Khát nước
  • Da khô
  • Nước tiểu có màu đậm, tiểu ít hoặc không thể tiểu dù đã quá 8 giờ đồng hồ
  • Nhiệt độ cao, chóng mặt
  • Mắt trũng, má hóp
  • Khô miệng, miệng nứt nẻ
  • Triệu chứng ở trẻ sơ sinh là tã luôn khô (trong hơn 4-6 giờ)

Hậu quả từ mất nước và viêm dạ dày ruột cấp có thể là nguyên nhân gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Hôn mê, phù não, sốc giảm thể tích máu, co giật, động kinh,… Vì vậy, người bệnh cần kịp thời phát hiện các triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Tiêu chảy kéo dài từ 3 ngày trở lên mà vẫn không giảm triệu chứng
  • Buồn ngủ bất thường, lơ mơ, không phản ứng
  • Tiêu chảy ra máu
  • Xuất hiện các biểu hiện mất nước
  • Sốt cao từ 38 độ trở lên.
  • Bụng quặn đau

Các loại thuốc điều trị viêm dạ dày ruột bác sĩ khuyên dùng

Đối với việc điều trị viêm dạ dày ruột, tự chăm sóc và sử dụng các biện pháp khắc phục tại nhà là vô cùng quan trọng, nhằm mục đích giữ cho bệnh nhân tránh mất nước. Nếu bệnh nhân rơi vào tình trạng bị mất nước nặng, nên truyền dịch tĩnh mạch để bổ sung lại lượng nước đã bị mất. Ngoài ra, đôi khi người bệnh sẽ được kê kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng.

Tùy vào các triệu chứng và nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp tính bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp
Tùy vào các triệu chứng và nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp tính bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp

Trường hợp người bệnh có triệu chứng buồn nôn và nôn, thuốc chống nôn sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng để hạn chế tình trạng này. Đôi khi để giảm tần suất và lượng tiêu chảy, thuốc chống tiêu chảy cũng được khuyến nghị sử dụng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiêu chảy.

Dựa trên kết quả chẩn đoán về tình trạng viêm nhiễm và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm dạ dày ruột cấp phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:

  • Nếu nguyên nhân viêm dạ dày ruột cấp là do nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid hoặc chất cồn trong bia, rượu…, các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh ngưng sử dụng chúng.
  • Sử dụng kháng sinh được xem là lựa chọn tốt hơn trong trường hợp bị nhiễm khuẩn Hp – một trong các yếu tố gây nên viêm dạ dày ruột cấp.
  • Việc kết hợp nhiều loại thuốc trung hòa axit trong dịch dạ dày và giảm tiết axit thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, đồng thời có tác dụng chữa lành thương tổn. Vì vậy hầu hết các phác đồ điều trị viêm dạ dày ruột đều có thể áp dụng phương pháp này.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp và các triệu chứng bệnh khác nhau, do đó sẽ có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh riêng. Theo đó, một số nhóm thuốc phổ biến có thể kể đến như:

Thuốc kháng acid

Đối với những trường hợp viêm dạ dày ruột nhẹ, Maalox hay Mylanta ở dạng lỏng hoặc viên nén là liệu pháp khá phù hợp. Sử dụng nhóm thuốc này có thể trung hoà lượng axit dư trong dạ dày để xoa dịu cơn đau nhanh chóng cho người bệnh.

Thuốc giảm tiết acid trong dạ dày

Thuốc giảm tiết acid dạ dày là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Thuốc gồm các nhóm thuốc kháng axit, thuốc chẹn thụ thể H2, thuốc ức chế proton.

Nhóm thuốc này có tác dụng giảm tiết axit và trung hòa nồng độ axit dịch vụ trong dạ dày, từ đó giảm các đơn đau dạ dày, tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược, vi khuẩn Hp,…. Một số loại thuốc phổ biến gồm: Omeprazol, Pantoprazole, Lansoprazol, Cimetidine, Ranitidine, Famotidin, Nizatidine…

Thuốc ức chế Histamine H2

Trong trường hợp cơ thể bạn không thể phản ứng với thuốc kháng axit, bác sĩ sẽ kê nhóm thuốc ức chế Histamine H2. Đây là loại thuốc hỗ trợ làm giảm lượng axit sẽ sinh ra trong dịch dạ dày người bệnh. Nhóm thuốc này có thể gồm những loại sau:

Thuốc điều trị bệnh viêm dạ dày ruột dùng theo kê đơn của bác sĩ
Thuốc điều trị bệnh viêm dạ dày ruột dùng theo kê đơn của bác sĩ
  • Nizatidine (Axid)
  • Cimetidine (Tagamet)
  • Famotidine (Pepcid)
  • Ranitidine (Zantac)
  • Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton

Ngoài sử dụng thuốc ức chế Hitamine H2, để điều tiết lượng axit trong dạ dày, các bác sĩ có thể sẽ kê ức chế bơm proton với công dụng tương đương. Loại thuốc này có cơ chế hoạt động chính là là ức chế một phần hoạt động của các nhóm tế bào chịu trách nhiệm sản xuất axit trong dạ dày. Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng:

  • Lansoprazole (Prevacid)
  • Omeprazole (Prilosec)
  • Esomeprazole (Nexium)
  • Rabeprazole (Aciphex)

Trong trường hợp viêm dạ dày ruột cấp do nhiễm trùng – chính xác là nhiễm khuẩn Hp, các bác sĩ sẽ kê bổ sung kháng sinh vào đơn thuốc.

Phòng ngừa viêm dạ dày ruột cấp như thế nào hiệu quả?

Viêm dạ dày ruột cấp là chứng bệnh rất dễ lây lan, tuy nhiên bạn có thể làm giảm khả năng truyền nhiễm sang những người khác. Một phương pháp khá hiệu quả chính là tạo ra những thói quen sinh hoạt tốt, nhờ đó tạo ra hệ miễn dịch tốt, giảm nguy cơ viêm dạ dày ruột. Một số thói quen bạn nên duy trì để phòng ngừa viêm dạ dày ruột cấp:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ để hạn chế bệnh
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ để hạn chế bệnh
  • Rửa tay với xà phòng và nước sạch thường xuyên, đặc biệt là sau khi ra ngoài về. Đôi khi nước rửa tay khô hoặc các loại loại gel rửa tay khô sẽ không đáp ứng được nhu cầu làm sạch vi khuẩn.
  • Hạn chế dùng chung đồ đạc như khăn tắm, quần áo và chén bát với gia đình để hạn chế lây nhiễm
  • Tuyệt đối không ăn thực phẩm sống, đảm bảo tiêu chuẩn “ ăn chín uống sôi”.
  • Rửa và sơ chế trái cây, rau củ quả, đồ ăn thật kỹ
  • Vệ sinh nơi ở và nơi làm việc thường xuyên
  • Hạn chế đến những nơi đông người hoặc những nơi mà không khí và nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Cẩn trọng khi đi du lịch đến những khu vực xa lạ
  • Tạo ra chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên vận động rèn luyện để cải thiện hệ miễn dịch khỏe hơn.

Viêm dạ dày ruột cấp không còn là căn bệnh xa lạ khi theo một số thống kê, tỷ lệ người mắc bệnh hằng năm tại Việt Nam là tương đối cao. Hiện nay chưa có loại thuốc điều trị trực tiếp bệnh mà chỉ có thể cải thiện và hỗ trợ. Khi có các dấu hiệu mắc bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để làm xét nghiệm và điều trị.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không có tác dụng tốt

Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Lá Trầu Không Đơn Giản, Dễ Làm

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không có tác dụng giúp kiểm soát, loại bỏ cảm giác đau đớn, diệt vi khuẩn có hại...

Đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn không?

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Cuốn Không? Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Đau dạ dày có nên ăn bánh cuốn không? Thực phẩm này ảnh hưởng như thế nào đến tình trạng bệnh dạ dày? Trước khi...

Có nhiều loại thực phẩm tốt cho dạ dày và sức khỏe

List Các Thực Phẩm Tốt Cho Dạ Dày Người Bệnh Không Nên Bỏ Qua

Lựa chọn thực phẩm tốt cho dạ dày rất quan trọng vì chế độ ảnh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hồi phục...

Thủng dạ dày là một trong những biến chứng thường gặp

Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Không Dùng Thuốc Đơn Giản, Hiệu Quả

Áp dụng chữa đau dạ dày không dùng thuốc là cách được nhiều người biết đến và thực hiện. Các biện pháp này cho hiệu...

Zalo
Messenger