Vi khuẩn HP ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả

Rate this post

Vi khuẩn HP ở trẻ em là một trong những bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển – nơi có tới 10% trẻ nhỏ và 80% người trưởng thành mắc phải. Hầu hết, trẻ em nhiễm vi khuẩn thường không có triệu chứng hoặc rất khó để nhận biết, lâu dài sẽ gây viêm loét dạ dày tá tràng trong giai đoạn trưởng thành và 1% biến chứng thành ung thư dạ dày. Chính vì vậy bố mẹ cần chủ động tìm hiểu kiến thức về căn bệnh này để phòng tránh và chữa trị kịp thời cho con nhé!

Các dấu hiệu nhận biết vi khuẩn hp ở trẻ em

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là vi khuẩn gram âm phát triển chậm, tồn tại ở dạng vi sinh và có tính di động rất cao. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm loét dạ dày, thế nhưng chúng lại rất khó phát hiện ở trẻ nhỏ.

vi khuẩn hp ở trẻ em gây viêm loét dạ dày
vi khuẩn hp ở trẻ em gây viêm loét dạ dày

Bố mẹ có thể chú ý một số dấu hiệu dưới đây giúp nhận biết vi khuẩn hp ở trẻ:

– Hiện tượng đau bụng âm ỉ, khó chịu (đặc biệt sau bữa ăn hoặc nửa đêm khi bụng đói)

– Đầy hơi, chướng bụng

– Con ăn không ngon miệng, chán ăn hoặc bỏ bữa

– Ợ hơi hoặc nôn trớ

– Sụt cân không rõ nguyên do

– Con xanh xao và luôn cảm giác mệt mỏi

– Con bị hôi miệng mặc dù có vệ sinh răng miệng hàng ngày

Các dấu hiệu của vi khuẩn HP có thể giống với triệu chứng của một số bệnh lý khác. Do vậy, bố mẹ cũng không nên chủ quan. Hãy đưa con tới các cơ sở y tế để được thăm khám khi cần thiết.

Vi khuẩn hp ở trẻ em có nguy hiểm không? khi nào cần điều trị?

Vi khuẩn HP có khả năng lây lan rất nhanh. Theo ước tính, tại Việt Nam có khoảng 70% người trưởng thành và hơn 55% trẻ em bị nhiễm. Mặc dù đây là một căn bệnh không gây nguy hiểm tức thì nhưng lại rất khó điều trị dứt điểm.

Nếu để lâu ngày, vi khuẩn HP có thể gây ra viêm loét diện rộng làm chảy máu, thủng dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày.

Trẻ em là một trong những đối tượng dễ nhiễm HP nhất. Một số nguyên nhân bắt nguồn từ việc ôm hôn trẻ, nhai mớm thức ăn bằng miệng cho con, thực phẩm không đảm bảo hoặc môi trường sống mất vệ sinh. Bên cạnh việc dễ lây nhiễm thì hiện tượng bệnh ở trẻ cũng rất khó đoán.

Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm ở trẻ nhỏ và gây ra nhiều biến chứng
vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm ở trẻ nhỏ và gây ra nhiều biến chứng

Vậy khi nào cần điều trị? Bố mẹ hãy để tâm và đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu gặp những hiện tượng sau: đau bụng thường xuyên, nôn chớ nhiều lần hoặc nôn ra máu. Ngoài ra, nên đưa bé đi xét nghiệm nếu trong gia đình có người bị nhiễm vi khuẩn HP do yếu tố di truyển

Các phương pháp chuẩn đoán vi khuẩn hp ở trẻ em

  1. Nội soi

Đây là một trong những phương pháp tiến tiến, hiện đại và nhanh chóng nhất trong việc kiểm tra vi khuẩn HP. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được kiểm tra một cách chi tiết đường tiêu hóa bằng cách đưa ống soi từ khoang miệng xuống dạ dày. Từ đó có thể chuẩn đoán bệnh chính xác nhất.

  1. Sinh thiết

Phương pháp được thực hiện khi nội soi dạ dày. Bệnh nhân sẽ được lấy mẫu ở niêm mạc dạ dày để làm Urease nhanh hoặc nuôi cáy. Từ đó dưa ra được kết luận có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không?

  1. xét nghiệm máu:

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, kháng thể HP sẽ xuất hiện và lưu thông ở trong máu. Chính vì vậy việc xét nghiệm máu cũng sẽ giúp người bệnh test được vi khuẩn có trong các bộ phận khác như dạ dày, khoang miệng,…

  1. xét nghiệm hơi thở:

Đây là một xét nghiệm đơn giản nhưng cũng đem lại kết quả chính xác cao. Các xét nghiệm này kiểm tra xem có bất kỳ carbon nào sau khi con bạn uống một loại chất lỏng đặc biệt hay không? Nếu tìm thấy cacbon, điều đó có nghĩa là có Helicobacter Pylori.

  1. xét nghiệm phân

Đây là một phương pháp xét nghiệm kháng nguyên trong phân giúp chuẩn đoán chính xác người bị nhiễm. Phương pháp này có ưu điểm phù hợp với mọi lứa tuổi, giá thành rẻ nhưng các bước lấy mẫu và xét nghiệm phân vẫn gặp phải các nhược điểm khó tránh.

Trẻ em bị nhiễm khuẩn hp phải làm sao? Các cách điều trị hiệu quả nhất

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác và sức khỏe chung của con bạn. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em hiệu quả bằng thuốc
Điều trị vi khuẩn HP ở trẻ em hiệu quả bằng thuốc

Điều trị có thể bao gồm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và thuốc ngăn chặn việc tiết axit bao gồm:

  • Thuốc chẹn H2. Thuốc giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày bằng cách ngăn chặn hormone histamine (Histamine giúp tạo ra axit).
  • Thuốc ức chế bơm proton. Những chất này giúp ngăn dạ dày tạo ra axit bằng cách ngăn không cho máy bơm axit của dạ dày hoạt động.
  • Chất bảo vệ niêm mạc dạ dày: Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn.

Cách phòng ngừa nhiễm trùng HP ở trẻ em

Vi khuẩn HP ở trẻ em luôn là một vấn đề khiến các phụ huynh phải đau đầu bởi những triệu chứng bệnh không rõ ràng. Nhưng những thói quen tốt cho sức khỏe hoặc vệ sinh cá nhân có thể giúp giữ an toàn cho con bạn. Những thói quen này bao gồm:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước: Phụ huynh nên tập cho con thói quen này sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Ăn thực phẩm đã được làm sạch và nấu chín một cách an toàn
  • Uống nước sạch và an toàn
  • Tạo không gian môi trường sống xanh-sạch-đẹp, tránh sinh sống ở những nơi ô nhiễm, kém vệ sinh
  • Tránh tiếp xúc thân mật với người nhiễm vi khuẩn HP để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm
  • Thường xuyên cho các bé thăm khám định kỳ

xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trà dây có diệt vi khuẩn HP được không

Uống trà dây có diệt được vi khuẩn HP không? Dùng như thế nào?

Trà dây có diệt được vi khuẩn hP không là vấn đề được nhiều người bệnh trao đổi, chia sẻ trên các diễn đàn, mạng...

5 Cách điều trị nhiễm vi khuẩn HP gây đau dạ dày tận gốc rễ

Điều trị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày tưởng chừng rất khó nhưng hóa ra lại vô cùng đơn giản, nếu người bệnh biết cách...

Vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Lây qua đường nào?

"Vi khuẩn hp dạ dày có lây lan không?" là một trong số những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất bởi 80% người...

Vi khuẩn HP là gì? Có lây không? Cách điều trị hiệu quả

Vi khuẩn HP với tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, đây là loại virus HP có khả năng sinh sống trong môi trường dạ dày...

Zalo
Messenger