Cập nhật tình hình dịch Virus Corona (Covid-19) – Update liên tục
Cập nhật tình hình Covid-19 hôm nay tại Việt Nam – Update 20h30 ngày 21-09-2021 (liên tục)
(Dữ liệu được Bộ Y Tế Việt Nam gửi vào 6h, 12h và 18h mỗi ngày)
Bản tin dịch COVID-19 ngày 21/9 của Bộ Y tế cho biết có 11.692 ca mắc, trong đó riêng TP HCM đã 6.521 ca, tiếp đến là Bình Dương với 3.609 ca. Trong ngày có 11.017 bệnh nhân khỏi, cao hơn hôm qua gần 5.000 ca khỏi.
Tính từ 17h ngày 20/9 đến 17h ngày 21/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.692 ca nhiễm mới, trong đó 05 ca nhập cảnh và 11.687 ca ghi nhận trong nước (tăng 3.019 ca so với ngày trước đó) tại 34 tỉnh, thành phố (có 6.835 ca trong cộng đồng).
– Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (6.521), Bình Dương (3.609), Đồng Nai (590), Long An (254), Kiên Giang (134), An Giang (121), Tiền Giang (105), Tây Ninh (59), Cần Thơ (43), Đồng Tháp (27), Bình Định (22), Khánh Hòa (18), Đà Nẵng (15), Bình Thuận (15), Cà Mau (14), Bà Rịa – Vũng Tàu (13), Hà Nội (12), Hà Nam (12), Quảng Bình (12), Ninh Thuận (11), Bình Phước (11), Đắk Nông (10), Đắk Lắk (10), Phú Yên (10), Quảng Ngãi (9), Vĩnh Long (6), Hậu Giang (6), Thanh Hóa (4), Bạc Liêu (4), Lâm Đồng (3), Nghệ An (3), Quảng Nam (2), Trà Vinh (1), Bến Tre (1).
– Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (-279), Tiền Giang (-106), Đắk Lắk (-103).
– Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (2.199), TP. Hồ Chí Minh (1.350), Tây Ninh (27).
– Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 10.330 ca/ngày.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
– Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 707.436 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.189 ca nhiễm).
– Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 702.972 ca, trong đó có 470.164 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 18/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình, Nam Định, Bắc Giang, Kon Tum, Thái Bình, Lạng Sơn.
+ Có 03 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Tĩnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (348.220), Bình Dương (183.314), Đồng Nai (41.432), Long An (30.850), Tiền Giang (13.375).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
– Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 11.017
– Tổng số ca được điều trị khỏi: 475.343
2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.133 ca, trong đó:
– Thở ô xy qua mặt nạ: 3.210
– Thở ô xy dòng cao HFNC: 892
– Thở máy không xâm lấn: 160
– Thở máy xâm lấn: 838
– ECMO: 33
3. Số bệnh nhân tử vong:
– Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 240 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (184), Bình Dương (41), Kiên Giang (3), Bình Thuận (3), Long An (2), Khánh Hòa (1), Hà Tĩnh (1), An Giang (1), Đà Nẵng (1), Bình Phước (1), Tiền Giang (2).
– Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 229 ca.
– Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 17.545 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Tình hình xét nghiệm
– Trong 24 giờ qua đã thực hiện 199.004 xét nghiệm cho 393.435 lượt người.
– Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 17.036.205 mẫu cho 49.303.660 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Trong ngày 20/9 có 502.493 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 35.071.714 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 28.288.007 liều, tiêm mũi 2 là 6.783.707 liều.
Trên thế giới
– Cả thế giới có 229.914.500 ca nhiễm, trong đó 206.612.492 khỏi bệnh; 4.715.549 tử vong và 18.586.459 đang điều trị (98.694 ca diễn biến nặng).
– Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 107.886 ca, tử vong tăng 2.487 ca.
– Châu Âu tăng 33.956 ca; Bắc Mỹ tăng 4.219 ca; Nam Mỹ tăng 286 ca; châu Á tăng 65.940 ca; châu Phi tăng 1.052 ca; châu Đại Dương tăng 2.433 ca.
– Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 31.238 ca, trong đó: Indonesia tăng 3.263 ca, Thái Lan tăng 10.919 ca, Philippines tăng 16.361 ca, Cambuchia tăng 628 ca, Đông Timor tăng 67 ca.
Những hoạt động nổi bật của ngành y tế trong ngày
– Tổ chức triển khai mua vaccine COVID-19 Abdala của Cuba, đảm bảo công tác triển khai theo Nghị quyết số 109/NQ-CP ngày 20/9/2021 của Chính phủ về việc mua vaccine COVID-19 Abdala do Trung tâm kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học Cuba sản xuất.
Vaccine Abdala mỗi liều 0,5ml chứa 50 mcg vắc xin protein tái tổ hợp chứa vùng liên kết với thụ thể (RBG) của virus SARS-CoV-2, bào chế ở dạng hỗn dịch tiêm bắp. Vaccine được đóng gói hộp 10 lọ, mỗi lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5 ml.
– Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực của việc bảo vệ khi tiêm mũi 2 để tham mưu cho Ủy ban nhân nhân tỉnh, thành phố về thời gian tiêm vaccine mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine AstraZeneca (công văn số 7820/BYT-DP ngày 20/9 của Bộ Y tế).
– TP HCM: Tại các “vùng đỏ”, “vùng cam”, lực lượng y tế thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đơn cho toàn bộ người dân, trừ các trường hợp F0 đã được xác định trong 14 ngày gần đây và các F0 đã xuất viện, khỏi bệnh. Việc lấy mẫu cần lặp lại sau mỗi 2 ngày, làm liên tục 3 lần trong 7 ngày.
Virus corona (Covid 19, SARS COV 2): Triệu chứng và cách phòng bệnh được tổ chức y tế thế giới khuyến cáo
Virus corona là gì? Có bao nhiêu chủng?
Virus corona (hay Covid 19 hoặc SARS COV 2) là bệnh viêm đường hô hấp cấp lây từ người sang người. Bệnh nhân lớn tuổi và những người có các vấn đề y tế tiềm ẩn như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp mãn tính và ung thư có nhiều khả năng phát triển bệnh nghiêm trọng hơn bình thường.
Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, Virus Corona ban đầu được xác định là một loại bệnh viêm phổi lạ. Chỉ trong vòng 2 năm, Covid 19 đã khiến kinh tế, xã hội tại các quốc gia trên thế giới chao đảo, luôn trong trạng thái khó khăn, thất nghiệp gia tăng, nghèo đói tràn lan. Có thể nói căn bệnh này đã phá hủy nặng nề nền kinh tế toàn cầu và đặc biệt là các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc,…Hiện tại, Mỹ cũng đang là quốc gia có số ca nhiễm cao nhất trên thế giới.
SARS COV 2 càng ngày càng trở nên nguy hiểm khi xuất hiện các biến thể khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Trong báo cáo gần đây nhất, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chia các biến thể ra như sau:
-Biến thể Virus Corona Anh (Dòng B.1.1.7 – hay còn gọi là biến thể 20B/501Y.V1)
-Biến thể Nam Phi (Dòng B.1.351, hay còn gọi là biến thể 20C/501Y.V2)
-Biến thể của Brazil (Dòng P.1)
-Biến thể kép của Ấn Độ (Delta hay dòng B.1.617.2)
Cho tới hiện tại thì biến chủng kép Ấn Độ đang dẫn đầu về khả năng tồn tại trong không khí cũng như sự lây lan nhanh cho con người. Các nhà dịch tễ học cho rằng, biến thể Delta là một kẻ thù vô cùng đáng sợ. Nếu tiếp tục đột biến, chủng này sẽ gây ra mối đe dọa đặc biệt lớn cho toàn bộ thế giới.
Virus corona lây lan như thế nào?
Theo thông báo của Tổ chức y tế thế giới, Covid 19 lây lan qua các giọt nước bắn ra từ đường hô hấp. Do đó, người nhiễm bệnh có thể lây trực tiếp cho người khỏe mạnh qua không khí khi ho hoặc hắt hơi, tiếp xúc cá nhân như chạm vào hoặc bắt tay. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây nhiễm qua con đường gián tiếp như chạm vào các đồ vật hoặc bề mặt có nhiễm virus và đưa lên mũi, miệng.
Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, SARS COV 2 có khả năng tồn tại trong môi trường không khí thường từ 2-3 ngày. Với môi trường kín hoặc bật điều hòa, chúng lây nhiễm mạnh hơn, xa hơn, vượt qua khoảng cách 2m và đạt tới khoảng cách 10 mét giữa hai người.
Các triệu chứng khi bị nhiễm virus Corona bạn nên biết:
Các triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 là sốt, ho khan, mệt mỏi. Một số triệu chứng khác ít phổ biến hơn và có thể ảnh hưởng đến một số bệnh nhân bao gồm: mất vị giác hoặc khứu giác, nghẹt mũi, viêm kết mạc (còn được gọi là mắt đỏ), viêm họng, đau đầu, đau cơ hoặc khớp, các loại phát ban da khác nhau, buồn nôn hoặc nôn mửa, bệnh tiêu chảy, ớn lạnh hoặc chóng mặt.
Các triệu chứng của bệnh COVID-19 nghiêm trọng bao gồm: khó thở, ăn mất ngon, đau dai dẳng hoặc áp lực ở ngực, nhiệt độ cao (trên 38 ° C). Các triệu chứng khác ít phổ biến hơn là: cáu gắt, hoang mang, giảm ý thức (đôi khi kết hợp với co giật), lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, các biến chứng thần kinh nghiêm trọng và hiếm gặp hơn như đột quỵ, viêm não, mê sảng và tổn thương thần kinh.
Trong hơn một năm qua, các bác sĩ khuyến cáo biểu hiện chính của những người mắc Covid là ho, mất khứu giác hoặc sốt. Nhưng kết luận này càng ngày càng trở nên lỗi thời, thay đổi trong giai đoạn giữa 2021 và có thể khiến các bệnh nhân mắc covid, chủ quan dẫn tới lây bệnh cho người khác. Theo dữ liệu mới, nếu bạn dưới 40 tuổi, các dấu hiệu cần để ý lúc này là đau đầu, đau họng và sổ mũi. Nếu bạn trên 40 tuổi các dấu hiệu chính là đau đầu sổ mũi và hắt hơi. Với những triệu chứng trên, nhiều bệnh nhân có thể không biết mình bị bệnh và vô tình truyền virus cho người khác.
Vì vậy, mọi người ở mọi lứa tuổi bị sốt hoặc ho kèm theo khó thở hoặc thở gấp, đau hoặc tức ngực, mất khả năng nói hoặc cử động nên đi khám ngay lập tức. Nếu có thể, hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đường dây nóng hoặc cơ sở y tế trước để có thể được hướng dẫn đến đúng phòng khám.
Cách phòng ngừa virus Corona được Tổ chức y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo:
Để bảo vệ bản thân cũng như sức khỏe cộng đồng, mỗi người cần nâng cao ý thức phòng chống dịch. Dưới đây là một số khuyến cáo bạn cần tuân thủ để tránh Covid 19:
1. Tiêm phòng Vacxin:
Vacxin covid được ủy quyền có thể giúp bảo vệ bạn khỏi Covid 19. Vì vậy mọi người nên đăng ký tiêm phòng sớm nhất có thể.
2. Đeo khẩu trang:
Việc đeo khẩu trang sẽ giúp bạn che chắn các giọt bắn Virus từ người nhiễm bệnh. Hãy đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đặc biệt là những nơi công cộng đề hạn chế tối đa khả năng lây bệnh từ người khác
3. Giữ khoảng cách:
Do mức độ lây nhiễm của virus rất cao nên người không có triệu chứng cũng có thể lây bệnh. Vì vậy, cần hạn chế tiếp xúc gần với người khác và giữ khoảng cách tối thiểu là 2m khi ra ngoài.
4. Tránh tụ tập đông người:
Ở những đám đông như trong nhà hàng, quán bar, trung tâm thể dục hoặc rạp chiếu phim khiến bạn có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn. Tránh các không gian trong nhà (nơi không thoáng khí) càng xa càng tốt.
5. Khử khuẩn:
-Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi bạn ở nơi công cộng, hoặc sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi. Ngoài ra có thể sử dụng nước sát khuẩn để rửa tay nhanh trong trường hợp tiếp xúc với người khác.
– Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
6. Theo dõi sức khỏe hàng ngày:
Hãy cảnh giác với các triệu chứng. Theo dõi sốt, ho, khó thở hoặc các triệu chứng khác của COVID-19. Nếu ở Việt Nam bạn cần thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI và cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Nguồn thông tin được dẫn lại từ Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Bộ Y Tế: https://ncov.moh.gov.vn/ và Báo Sức Khỏe Đời Sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!