Xác Định Vị Trí Đau Dạ Dày Chính Xác Và Cách Giảm Đau?
Biết được vị trí đau dạ dày giúp bạn kịp thời phát hiện tình trạng bệnh để đi khám và điều trị ngay ở giai đoạn cấp, mang lại hiệu quả tốt hơn. Bởi đau dạ dày là tình trạng bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng. Bệnh nếu được điều trị ở giai đoạn sớm có thể ngăn ngừa và không gây nhiều ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm.
Vị trí đau dạ dày ở đâu chính xác?
Dạ dày là bộ phận quan trọng trong hệ tiêu hóa. Bề ngoài dạ dày được bao bọc bởi 5 lớp là: Thanh mạc, lớp cơ, lớp hạ niêm mạc và lớp niêm mạc. Bộ phận này có chức năng chính co bóp, vận động nhu động, tiêu hóa và điều tiết.
Dạ dày hoạt động liên tục, nên dễ gây ra các bệnh lý đau dạ dày. Những bệnh lý này thường liên quan đến những tổn thương trong dạ dày, dẫn đến các triệu chứng đau ở vùng thượng vị, đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, ợ hơi… Ở giai đoạn nhẹ, bệnh không gây ảnh hưởng nhiều, tuy nhiên khi diễn tiến nặng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng đau dạ dày rất giống với triệu chứng của một số bệnh lý khác như đại tràng, đường tiết niệu, tuyến tụy, tuyến mật… Nên xác định vị trí đau là việc rất cần thiết nhằm loại bỏ những nhầm lẫn không nên có. Để xác định chính xác vị trí đau dạ dày cần kết hợp với các biện pháp kiểm tra, nội soi, chẩn đoán bằng y học hiện đại.
Tuy nhiên, bước đầu, người bệnh có thể xác định vị trí đau dạ dày gồm: Đau ở vùng giữa bụng, vùng phía bên trái bụng và vùng thượng vị.
- Đau vùng giữa bụng: Người bệnh sẽ có cảm giác đau xung quanh vùng rốn và lan rộng xuống vùng phía bên phải bụng. Ngoài ra, có thể đi kèm với tình trạng co thắt từng cơn, đau bụng âm ỉ, buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi… Nếu thấy những dấu hiệu trên, bệnh nhân cần sắp xếp đi khám để điều trị kịp thời.
- Đau vùng phía trên bên trái: Những dấu hiệu nóng bụng, đau, cảm thấy đói, cơ đau giảm đi sau khi ăn nhưng lại đau khi ăn no… thì đó chính là vị trí đau dạ dày. Khi thấy có những triệu chứng này, người bệnh cần đi thăm khám để được điều trị sớm.
- Đau vùng thượng vị: Vùng thượng vị nằm trên vùng rốn và dưới vùng xương ức. Vị trí đau dạ dày ở thượng vị người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau lan sang vùng lưng và ngực dẫn đến đau tức ngực hoặc đau âm ỉ.
Tần suất đau ở các vị trí tùy thuộc và tình trạng bệnh lý, nên người bệnh cần chú ý theo dõi, vì càng điều trị sớm càng tốt cho người bệnh.
Các triệu chứng đau dạ dày thường gặp
Sau khi xác định được vị trí đau dạ dày, người bệnh có thể chú ý theo dõi 6 triệu chứng phổ biến sau đây để có được kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh.
Đau ở vùng thượng vị: Người bệnh thường cảm thấy nóng rát quanh vùng thượng vị hoặc đau. Có những lúc cơn đau lan lên ngực, ra sau lưng, nhưng hầu như không nghiêm trọng tới mức đau quặn bụng.
Buồn nôn hoặc nôn: Buồn nôn hoặc nôn là những triệu chứng đi kèm cơn đau khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Lúc đầu, người bệnh sẽ thấy hơi nhộn nhạo, sau đó sẽ thấy thực quản và dạ dày co thắt. Đây cũng là triệu chứng này báo hiệu tình trạng viêm loét, đau dạ dày cấp, ung thư dạ dày… Ngoài ra, ngộ độc thực phẩm, rối loạn thực phẩm, say xe cũng có những triệu chứng này.
Ợ chua: Khi dạ dày tiết quá nhiều dịch vị và trào ngược lên thực quản cũng gây ra tình trạng này. Nó xảy ra do van đóng giữa dạ dày và thực quản không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, axit trong dạ dày bị đẩy lên.
Đầy bụng: Đầy bụng có thể là triệu chứng đau dạ dày nhẹ. Vậy nên cần theo dõi để bệnh tình không xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Chán ăn, suy nhược cơ thể: Đau dạ dày khiến cho chức năng của dạ dày hoạt động kém, gây khó tiêu, đầy bụng dẫn tới ăn không ngon miệng, chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Đây cũng là những triệu chứng ở các bệnh lý khác như: gan, thận, tâm thần không ổn định.
Xuất huyết dạ dày: Là triệu chứng nguy hiểm khi bị đau dạ dày. Người bệnh thường gặp tình trạng nôn ra máu tươi, đi ngoài ra phân máu đen. Khi xảy ra trường hợp này là người bệnh cần tới các cơ sở y tế để cấp cứu và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Cách giảm đau dạ dày nhanh chóng, hiệu quả
Với những triệu chứng đặc trưng và sau khi đã xác định vị trí đau dạ dày thì người bệnh luôn quan tâm đến thuốc chữa. Để thuận tiện cho người bệnh khi xuất hiện những cơn đau, sau đây sẽ là một số mẹo chữa mà không cần dùng thuốc.
- Massage vùng bụng: Có thể dùng tay massage xung quanh rốn 64 lần theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, day xoa bóp vùng bụng dưới để giảm đau, dạ dày hoạt động tốt hơn.
- Chườm nóng: Người bệnh có thể chườm nước nóng và chườm muối hột rang cũng sẽ giúp trình trạng đau thuyên giảm dần.
- Xoa dầu gió vào vị trí đau dạ dày: Dầu gió với thành phần thảo dược kháng viêm, có tác dụng giảm đau rất tốt nên khi xoa vào bụng sẽ giúp giảm đau, ổn bổ tỳ vị.
- Bấm huyệt tam nhãn: Mẹo điều trị đau dạ dày này được nhiều người thực hiện. Chỉ cần dùng ngón tay bóp vào huyệt tam nhãn ở ngón áp út. Kiên trì bấm huyệt khoảng nửa tháng để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Ăn bánh mì, bánh quy ngọt: Dùng bánh mì không nhân nhạt hoặc một vài chiếc bánh quy ngọt, xốp giúp thấm hút bớt lượng dịch vị dư thừa trong dạ dày. Cách làm này giúp môi trường trong dạ dày được trung hòa, giảm cơn đau từ từ.
- Uống sữa ấm: Khi xuất hiện cơn đau khẩn cấp, người bệnh có thể uống ngay một cốc sữa ấm giảm đau. Sau khi vào dạ dày, sữa tạo ra một lớp nhầy tự nhiên trám vào các vết viêm loét, bảo vệ lớp niêm mạc khỏi acid dịch vị từ đó giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều sữa.
Như vậy, chỉ bằng cách xác định vị trí đau dạ dày và những triệu chứng đi kèm là có thể biết được kết quả chẩn đoán chính xác. Thậm chí, với những mẹo đơn giản cũng giúp đẩy lùi bệnh khi bệnh còn nhẹ, hoặc nếu bệnh nặng thì có thể kết hợp với các phương pháp điều trị bệnh khác nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!