Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang để trị bệnh không?
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang hay không không phải là câu hỏi dễ để trả lời. Khoai lang là thực phẩm không chỉ bổ dưỡng với nhiều người mà ngay cả với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Để làm rõ hơn về câu trả lời này, chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây.
-
Khoai lang có những công dụng gì cho sức khỏe?
Khoai lang từ xưa đã là đồ ăn rất quen thuộc và gần gũi với người nông dân Việt Nam. Khoai lang rất dễ trồng, củ khoai có nhiều thành phần dinh dưỡng, có vị ngọt dễ ăn. Có thể ăn no thay cơm. Trong khoai có nhiều tinh bột, thời gian thu hoạch nhanh nên khi xưa, các cụ thường ăn khoai thay cơm.
Khoai lang tốt cho sức khỏe
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Ngày nay, với nghiên cứu và báo cáo khoa học, chúng ta phát hiện ra trong củ khoai có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao.
Giá trị dinh dưỡng của khoai lang
Bởi vậy, mà khi xưa, nghèo đói, trẻ em không có gì ăn, chỉ ăn khoai lang mà vẫn béo mập như thường là vì vậy. Trong khoai lang có chứa các loại vitamin thiết yếu cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể bao gồm vitamin A, B6, C, E, khoáng chất quan trọng là mangan, đồng thời có cả protein, chất xơ và tinh bột.
- Chứa nhiều vitamin A: Vitamin A có tác dụng kháng viêm, cải thiện hệ miễn dịch, tốt cho mắt, ngăn ngừa ung thư và làm lành tổn thương niêm mạc.
- Vitamin C: chất chống oxy hóa, tăng cường đề kháng, chống vi khuẩn.
- Mangan: Giúp tăng cường trao đổi chất, cải thiện hệ tiêu hóa
- Vitamin B6: đóng vai trò vào chuyển hóa chất thành năng lượng để tiêu hao hàng ngày
- Vitamin E: giúp tái tạo da, thúc đẩy làm lành nhanh tổn thương niêm mạc.
- Protein: tái tạo tế bào, sản sinh tế bào mới
- Chất xơ và tinh bột: thúc đẩy tiêu hóa, thẩm thấu axit dư thừa trong dạ dày, ngăn cản hiện tượng trào ngược dạ dày.
Tác dụng của khoai lang với người bị trào ngược dạ dày
Đối với người bị trào ngược dạ dày, khoai lang cung cấp một nguồn vitamin và các loại nhóm chất đa dạng bao gồm chất xơ, tinh bột, protein. Vừa giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa, giúp tổn thương bên trong thành dạ dày mau lành, giúp người bị trào ngược dạ dày hút thấm lượng axit dư trong dạ dày và giúp khắc phục các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng của trào ngược dạ dày.
So với gừng hoặc nghệ, khoai lang không có thành phần chống vi khuẩn cao và yếu tố trung hòa axit mạnh. Nhưng nó cung cấp nhiều vitamin và protein giúp dạ dày thúc đẩy khả năng mau lành niêm mạc. Khoai lang cũng tốt hơn cho tiêu hóa vì có công năng hỗ trợ tiêu hóa có hiệu quả cao.
-
Chế biến khoai lang tốt cho người bị trào ngược dạ dày
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang luộc hoặc hấp
Người trào ngược dạ dày không ăn được đồ nhiều dầu mỡ, nên chủ yếu bạn sẽ chế biến các món ăn hấp hoặc luộc. Khoai lang luộc hoặc hấp nếu muốn ngon chỉ cho nước vừa tầm. Đun nhỏ lửa sao cho khi khoai chín thì nước vừa cạn. Khi đó khoai luộc ăn ngon nhất.
Chế biến khoai lang cho người bị trào ngược dạ dày
Hấp thì bạn chú ý canh nước, lửa và thời gian cho hợp lý. Để khoai chín vừa tới, không nát quá, không sống quá. Khoai lang hấp hoặc luộc ăn cùng lạc luộc sẽ rất ngon.
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang nướng với gừng
Vào những ngày trời lạnh mà được ăn khoai nướng thì không gì tuyệt bằng. Bạn nướng khai ăn kèm với lát gừng sẽ có thêm công dụng chữa trào ngược dạ dày tốt hơn. Khoai nướng nướng nên được nướng bằng bếp củi hoặc tro sẽ có vị thơm ngon hơn.
Cháo thịt bằm, khoai lang
Bạn đem khoai rửa sạch rồi thái nhỏ, bỏ vào nấu cùng với gạo. Cháo gần chín thì bỏ thêm thịt băm, gia vị vừa tầm là được món cháo thịt bằm khoai lang ngon đúng điệu.
Khoai lang hầm sườn non
Sườn non bạn đem xào với gia vị cho ngấm, rồi bỏ nước vào ninh. Bạn đổ khoai cắt củ rồi ninh cùng với xương cho đến khi khoai chín nhừ là được. Bạn ninh xương cùng với khoai tây và cà rốt cũng có thêm một món ăn ngon và bổ dưỡng cho người bị trào ngược dạ dày.
-
Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không và ăn thế nào thì tốt?
Khoai lang tuy là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho người bệnh tuy nhiên cũng có một vài lưu ý bạn cần biết.
- Không nên ăn khoai lang sống, chưa qua chế biến
- Không ăn khoai lang mọc mầm
- Không ăn khoai lang với quả hồng
- Không ăn khoai lang vào buổi tối sau 8h
- Không ăn khoai lang nhiều hơn 100g trên ngày
Lưu ý khi chế biến và ăn khoai lang
Khoai lang khi sống hoặc khi mọc mầm có thể chứa độc tố không tốt cho cơ thể. Khoai lang sống còn khó tiêu chứ không phải là thực phẩm dễ tiêu như khi đã qua luộc hoặc hấp chín. Một số loại chất trong quả hồng có phản ứng hóa học với khoai lang khiến nó tạo ra chất kết tủa có hại với dạ dày, còn làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Ăn khoai lang vào buổi tối hoặc ăn quá nhiều khoai lang cũng sẽ gây hiện tượng chậm tiêu. Bạn chỉ nên ăn khoảng 100g khoai mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn tham khảo thêm một số phương pháp khác điều trị trào ngược dạ dày tại nhà như với gừng mà không cần dùng thuốc để có nhiều phương pháp điều trị bệnh tốt hơn.
Trên đây là thông tin bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang hay không. Nếu bạn đang bị trào ngược dạ dày và đang phân vân có nên ăn khoai lang để chữa bệnh không, vì hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn.
Bài viết xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!