Bệnh đau dạ dày: Nguyên nhân, vị trí thường gặp và cách chữa hiệu quả

Rate this post

Bệnh đau dạ dày xảy ra ở đường tiêu hóa rất phổ biến nhưng không phải tất cả các trường hợp đều giống nhau. Nói một cách chính xác hơn, đây là triệu chứng ở bao tử ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ăn uống và chuyển hóa dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Tìm hiểu về hiện tượng này vì thế rất cần thiết, chúng ta nên thực hiện ngay và cảnh giác với các biểu hiện liên quan.

Bệnh đau dạ dày là gì?

Bệnh đau dạ dày còn gọi là đau bao tử (ngôn ngữ Nam Bộ). Đau bao tử tiếng anh dùng từ stomach disease, hiểu tổng quan là bệnh dạ dày.

Nếu không phát hiện ra và tìm hiểu rõ vấn đề phía sau thì nhiều rủi ro lớn có thể xảy ra. Thậm chí, triệu chứng đau dạ dày còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Để có cái nhìn tổng quan về nguyên nhân đau dạ dày do đâu, trước tiên chúng ta cần biết dạ dày nằm ở đâu, là bộ phận gì. Trong Y học cổ truyền, dạ dày được gọi là Tỳ, tức bộ phận chứa và làm nhỏ thức ăn từ miệng đi xuống. Nó nằm giữa thực quản và tá tràng; trong hệ tiêu hóa, dạ dày là bộ phận lớn nhất và quan trọng nhất.

Thông thường, bệnh đau dạ dày có mối liên quan nhất định với một loại khuẩn có tên là Helicobacter Pylori, gọi tắt là khuẩn HP. Thống kê cho thấy dân số Việt Nam và thế giới bị đau ở đây là rất nhiều và ngày càng đông. Trong đó có đến 80% số người mắc bệnh này có chịu tác động của HP.

Khuẩn HP tồn tại ở nhiều môi trường, bao gồm cả thực phẩm sống. Việc dùng bữa hay tiếp xúc nước bọt chính là những nguồn lây nhiễm phổ biến. Khi đã xâm nhập vào bao tử, HP phát triển thuận lợi trong môi trường axit.

Vì vậy, nếu không cân bằng được dịch vị dạ dày, khả năng sinh trưởng và gây bệnh đau dạ dày của khuẩn HP ngày càng cao. Ở mức độ nguy hiểm và lâu ngày, đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP có nguy cơ dẫn đến ung thư hoặc xuất huyết bao tử, đe dọa đến tính mạng.

Về bản chất, các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh đau dạ dày thường không phải bệnh nan y, trừ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hầu như các tổn thương do nó mang lại đều khó lành, khó chữa trị dứt điểm.

Nguyên nhân là do bao tử dạ dày luôn luôn phải tiếp nhận và xử lý thức ăn. Môi trường bên trong dạ dày luôn ẩm ướt và chứa một lượng dịch vị axit nhất định. Mặc dù có khá nhiều lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa nhưng nếu khuẩn hại phát triển quá mạnh hoặc vì nhiều yếu tố khác, hiện tượng đau dạ dày vẫn sẽ xảy ra.

Chính bởi vậy, ngay từ sớm, chúng ta cần chủ động tìm hiểu và phát hiện nguyên nhân để xử lý hiện tượng đau dạ dày, tránh tái phát.

Vị trí đau dạ dày phổ biến

Vị trí của dạ dày không thực sự cố định mà có thể xê dịch đôi chút trong khi hoạt động co bóp thức ăn. Đau dạ dày ở những vị trí khác nhau có thể là biểu hiện của các bệnh khác nhau. Dưới đây là một số vị trí tại dạ dày thường có biểu hiện đau, liên quan đến một số vấn đề khác nhau.

Vị trí đau dạ dày nằm trong khoang bụng

  • Đau thượng vị: Thượng vị dạ dày là phần nằm giữa rốn và xương ức. Cơn đau dạ dày ở thượng vị thường liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nó xuất hiện do trong dạ dày có tổn thương, dịch vị tiết ra nhiều. Nếu biểu hiện này kéo dài âm ỉ sẽ ảnh hưởng đến ngực và lưng.
  • Đau bụng giữa: Nếu có triệu chứng đau dạ dày nhẹ hoặc dữ dội ở khoang giữa bụng, người bệnh không nên chủ quan. Đó có thể là vấn đề do tiêu hóa, hoặc liên quan đến tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày, xuất huyết dạ dày … Cần đi khám để phân biệt rõ trước khi dùng thuốc điều trị.
  • Đau dạ dày bên trái: Đây là vị trí của đại – trực tràng cũng khá nguy hiểm. Tuy nhiên, dấu hiệu đau bao tử bên trái có thể bị nhầm lẫn với bệnh lý ở thận. Nếu đau gần về phía bụng dưới một cách dữ dội thì lại giống với biểu hiện bệnh ở bàng quang. Tốt nhất, bạn vẫn nên đi khám và kiểm tra cẩn trọng trước khi dùng thuốc.

Ngoài ra, nếu bị đau bụng dưới bên phải, bạn cần cảnh giác với bệnh lý đau ruột thừa. Nếu cơn đau ngày càng quằn quại, hãy đến bệnh viện để được xử lý ngay.

Nguyên nhân đau bao tử

Nguyên nhân gây đau dạ dày như đã nêu trên, nó thường có liên quan đến một loại khuẩn có tên là HP. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp có biểu hiện của đau dạ dày đều nhiễm khuẩn HP. Cần phải xem xét đến một số vấn đề dưới đây:

  • Căng thẳng não bộ: Áp lực cuộc sống, công việc thường xuyên và quá nhiều sẽ khiến cho dạ dày tiết nhiều dịch vị axit. Khi nồng độ axit dạ dày vượt ngưỡng bình thường thì dạ dày sẽ bị đau.
  • Thức khuya, thiếu ngủ: Chúng ta ăn tối vào khoảng 6 – 8 giờ là khoa học. Thế nhưng bữa sáng lại thường bắt đầu vào khoảng 6 – 8 giờ ngày hôm sau. Như vậy, gần như trong ½ ngày (ban đêm) cơ thể không được tiếp thêm năng lượng. Việc thức khuya sẽ khiến dạ dày tiếp tục co bóp nhưng thức ăn đã được tiêu hóa hết. Từ đó gây ra bệnh.
  • Nhịn đói, ăn quá no hoặc bỏ bữa: Dùng bữa không điều độ khiến cho thời gian hoạt động của dạ dày cũng bị thay đổi liên tục. Nó khiến tiến trình tiêu hóa bị đảo lộn, dạ dày hoạt động quá tải khi bạn ăn no, khi không có thức ăn cũng vẫn tiếp tục co bóp.
  • Sử dụng thực phẩm tạo axit hoặc chứa axit: Những thức ăn cay, nóng, chua hay các loại nước ngọt có ga, cồn… đều thuộc nhóm này. Nó gây mất cân bằng axit dạ dày, giúp khuẩn hại phát triển và gây bệnh.
  • Môi trường dạ dày: Bản chất môi trường trong dạ dày luôn ẩm ướt do chứa thức ăn, dịch vị. Bởi vậy, đây là nơi mà cả lợi và hại khuẩn cùng ký sinh trùng sinh trưởng được. Nếu thức ăn của bạn không sạch và HP tấn công thì nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa sẽ tăng lên.
  • Sử dụng thuốc Tây: Tân dược, đặc biệt là những thuốc trị viêm, thuốc kháng sinh có chứa nhiều thành phần ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Nếu thường xuyên phải dùng, dạ dày của bạn sẽ yếu đi và sinh ra bệnh.

Có thể nói bệnh đau dạ dày do nhiều yếu tố tác động, gây nên. Đây cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý rất phức tạp và có tính nguy hiểm. Nếu không được kiểm soát tốt, sức khỏe đời sống của bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn.

Triệu chứng đau dạ dày phổ biến

Nếu xem đau dạ dày là bệnh thì mỗi biểu hiện đau ở các vị trí là một biểu hiện cụ thể.

Khuẩn HP tấn công sẽ khiến triệu chứng đau xuất hiện nhiều hơn

  • Bệnh đau dạ dày ở thượng vị: Thường đau âm ỉ ở trên rốn, dưới ức. Trong cơn đau còn kèm theo cảm giác nóng rát, cứng bụng và tức dưới ngực. Cơn đau càng kéo dài thì càng lan rộng ra lưng, ngực.
  • Đau bụng giữa: Dấu hiệu bệnh đau dạ dày ở bụng giữa thường đi kèm biểu hiện ợ chua và ăn khó tiêu.
  • Đau bên trái: Nếu bị đau do có vấn đề liên quan đến các phần trực tràng, hành tá tràng, người bệnh thường đau bên trái lúc đói. Cơn đau âm ỉ nhưng rất khó chịu, kèm theo đó là biểu hiện hoa mắt, buồn nôn. Có trường hợp bị nôn ra thức ăn, một số người ra dịch vàng. Cũng có người bị nôn ra máu kèm theo đại tiện phân đen.

Các cơn đau có thể xuất hiện bất thình lình, mức độ đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy từng vị trí. Người bệnh không chỉ đau ban ngày mà còn đau dạ dày về đêm gây mất ngủ, mệt mỏi.

Những triệu chứng bệnh đau dạ dày không thể xem thường. Bạn nên đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị đúng cách. Nếu chậm trễ, nhiều trường hợp có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ

Trong nhóm vấn đề gây đau dạ dày, có thể thấy, một số bệnh không nguy hiểm nhưng cũng có những bệnh ảnh hưởng đến tính mạng.

  • Chẳng hạn như các hiện tượng ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, viêm dạ dày không nhiễm HP, đau thượng vị… thường không nguy hiểm. Nó chỉ gây cảm giác khó chịu, đau không dữ dội. Tuy nhiên việc điều trị bệnh là dai dẳng và khó xử lý dứt điểm.
  • Nhóm các bệnh xuất huyết bao tử, thủng dạ dày hay ung thư được xem là có tính nguy hiểm cao. Với những bệnh này, ngay khi có biểu hiện đau dạ dày, cần đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý gấp. Bởi lẽ nếu chậm trễ, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.
  • Đặc biệt, nếu bà bầu bị đau dạ dày cần hết sức thận trọng, bởi việc uống thuốc hoặc điều trị đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Đau dạ dày có thể khiến niêm mạc dạ dày tổn thương sâu dẫn đến xuất huyết hoặc thủng dạ dày, hẹp môn vị do bệnh đau dạ dày gây nên.

Đây đều là những vấn đề lớn ở đường tiêu hóa, có tính nguy hiểm cao. Nếu không nhanh chóng xử lý thì tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.

Vì vậy, ngay khi có các biểu hiện đau bụng lặp lại nhiều lần khi đói hoặc no, ợ hơi, buồn nôn, nôn ra dịch vàng hoặc máu, đi ngoài phân đen… bất kể là ai cũng cần đi gặp bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh còn nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe. Cần khám bác sĩ ngay khi có biểu hiện đau dạ dày. Việc nội soi dạ dày, tiến hành các xét nghiệm phân tích tế bào, phân tích mẫu máu, mẫu phân là rất cần thiết. Nó sẽ giúp bạn hạn chế những biến chứng đau dạ dày xấu có thể xảy đến do nhiễm bệnh.

Cách chẩn đoán bệnh đau dạ dày chuẩn xác

Khi đi khám bệnh dạ dày, các bác sĩ sẽ tiến hành tìm hiểu tiền sử bệnh lý và nội soi bao tử để xác định rõ nguyên nhân, tình trạng cụ thể. Đồng thời thực hiện một số xét nghiệm phân tích liên quan sau:

Nội soi dạ dày trên là bước cần thiết cần thực hiện trong chẩn đoán bệnh ở hệ tiêu hóa

  • Xét nghiệm máu: Nhằm xác định xem có sự hiện diện của kháng thể HN hay không. Nếu phân tích cho kết quả dương tính thì một thời điểm nào trước đó, bạn đã bị khuẩn này tấn công.
  • Kiểm tra hơi thở: Xét nghiệm này cũng nhằm phân tích sự hiện diện của khuẩn HP.
  • Xét nghiệm mẫu phân: Nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn hoặc bị viêm loét, xuất huyết dạ dày thì cần thực hiện xét nghiệm này.
  • Sinh thiết tế bào: Bệnh đau dạ dày có thể liên quan đến căn bệnh nan y phát triển âm ỉ là ung thư bao tử.
  • Chụp X-Quang: Phương pháp này được áp dụng để kiểm tra phần ruột non và và trong dạ dày có bất thường hoặc viêm nhiễm hay không.
  • Nội soi tiêu hóa: Ngày nay, người ta có thể nội soi dạ dày qua đường miệng, đường mũi kết hợp thuốc gây mê hoặc dùng viên nang nội soi bao tử.

Các cách dùng trong chẩn đoán bệnh đau dạ dày là căn cứ quan trọng để bác sĩ xác định đúng nguyên nhân. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị đúng, giảm thiểu tối đa những sai sót, nguy hại tới đường ruột.

BẠN ĐANG GẶP VẤN ĐỀ VỀ DẠ DÀY – LIÊN HỆ CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

Chữa bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày có tỷ lệ người đã mắc phải rất cao và còn gia tăng. Từ lâu, cả Đông, Tây y và dân gian đều tìm cách khắc phục vấn đề này. Một số cách làm là giải pháp tình thế, nhưng cũng có những biện pháp được cho là có thể giải quyết phần lớn căn nguyên bệnh.

Dưới đây là những lựa chọn bạn nên tham khảo khi mắc bệnh ở dạ dày.

Mẹo chữa trong dân gian

Là căn bệnh phổ biến cần khắc phục nhanh, từ xưa đến nay, dân gian vẫn truyền cho nhau các mẹo chữa đau dạ dày tại nhà. Một số cách làm hay an toàn, hiệu quả đã được lựa ra như sau:

Mẹo giảm đau tạm thời

Nếu bệnh đau dạ dày của bạn chỉ có biểu hiện nhẹ, các triệu chứng xuất hiện từng cơn nhỏ và không thường xuyên, trong khi chờ khám chữa tại bệnh viện, bạn có thể giảm đau nhanh bằng một số cách sau:

  • Massage vùng bụng: Bạn duỗi lòng bàn tay thẳng ra rồi nhẹ nhàng xoa quanh vị trị đau theo chiều kim đồng hồ. Sau đó ấn và day nhẹ phần dưới rốn để kích thích lên dạ dày.
  • Chườm nóng: Nhiệt độ ấm có thể hỗ trợ lưu thông khí huyết và giảm đau nhanh ở dạ dày. Bạn có thể dùng muối hạt rang lên hoặc nước nóng đựng trong túi chườm để đặt lên trên bụng hoặc dưới lưng và nằm xuống.

Những cách làm này chỉ giảm đau tạm thời chứ không loại bỏ căn nguyên bệnh. Sau khi đỡ, bạn cần đến cơ sở y tế kiểm tra kỹ và điều trị bệnh dạ dày.

Chữa bằng thảo dược

Ngoài những cách giảm đau nhanh thì dân gian còn chỉ ra nhiều cách dùng thảo dược trị bệnh này. Nó được khuyến khích áp dụng với những trường hợp đau nhẹ do viêm, khó tiêu, trào ngược nhẹ. Có thể kể đến:

Mật ong, nghệ chứa nhiều chất tự nhiên giúp cải thiện viêm đau

  • Cách dùng chuối xanh: Ăn chuối tiêu xanh kết hợp với mật ong là giải phải trong dân gian được đánh giá cao. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho biết pectin hòa tan có trong chuối chính là dược chất tốt tạo nên hiệu quả. Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng 1 lần (1 quả chuối kết hợp 2 – 3 thìa mật ong). Nó sẽ hỗ trợ tiêu hóa và hóa lành niêm mạc.
  • Dùng tinh bột nghệ vàng: Gần đây, việc phát hiện ra curcumin trong củ nghệ (vàng và đen) đã chứng tỏ dược liệu này rất tốt cho bao tử. Người xưa thường xay lấy tinh bột nghệ rồi trộn với mật ong để tạo viên hoàn cho bệnh nhân uống. Tùy mức độ đau mà dùng trong ngày để giảm triệu chứng. Những trường hợp nhiễm khuẩn HP cũng nên dùng.
  • Dùng nghệ và dừa: Với mẹo này người ta không lấy tinh bột nghệ mà dùng củ tươi đem nấu với nước dừa. Mỗi ngày uống 3 lần để giảm đau, làm lành vết loét và hỗ trợ tiêu hóa.

Ngoài ra, còn có rất nhiều thảo dược khác cũng có công dụng tương tự, chẳng hạn như chè dây, dạ cẩm. Trị đau dạ dày bằng các mẹo dân gian tại nhà rất dễ làm, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên đó chỉ là những giải pháp tạm thời, để loại bỏ bệnh, bạn cần đi khám chữa ở cơ sở y tế.

Cách chữa đau dạ dày bằng Tây y

Y học hiện đại không chỉ phân tích rõ nguyên nhân, các bệnh lý liên quan đến đau dạ dày. Họ còn nghiên cứu và đưa ra nhiều cách chữa trị từng vấn đề cụ thể. Giải pháp thường thấy nhất là dùng thuốc tân dược. Có thể kể đến:

  • Gastropulgite: Đây là thuốc giúp trung hòa axit dư trong dạ dày. Đồng thời tạo ra một lớp phủ lên trên niêm mạc, bảo vệ nó tránh bị khuẩn HP tấn công. Nhờ đó, nó thích hợp dùng cho người viêm loét dạ dày, người bị nhiễm khuẩn HP gây bệnh đau dạ dày.
  • Thuốc Yumangel: Dược phẩm này có dạng gel, không còn xa lạ với người đau bao tử. Nó được cho là thuốc giảm đau nhanh và tiêu viêm rất tốt. Nếu bị đau kèm theo biểu hiện xuất huyết thì nên sử dụng. Ngoài ra thuốc dạ dày chữ Y này còn có tác dụng ức chế hoạt động của Pectin nhằm chống lại cơn đau.
  • Thuốc dạ dày Phosphalugel: Loại dược phẩm này được khuyên dùng cho người bệnh trào ngược dạ dày hoặc thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua do tăng tiết dịch vị. Nếu bị bệnh đau dạ dày kèm theo những biểu hiện đau ở thượng vị, ợ hơi, khó tiêu thì có thể sử dụng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo dùng penicillin, aspirin hay các thuốc tương tự khác như amoxicillin, clarithromycin…

Bệnh đau dạ dày uống thuốc gì khi mà tân dược chính là một nguyên nhân?

Thông thường các thuốc tân dược dùng trong trị bệnh đau dạ dày sẽ cho hiệu quả nhanh, chỉ 2 – 3 giờ. Đây hầu hết đều là thuốc uống nên khá dễ sử dụng.

Tuy nhiên, khả năng giảm đau chỉ có tính tạm thời, biểu hiện bệnh sẽ tái phát sau khi ngưng dùng một thời gian. Cho nên, để chữa trị từ căn nguyên và lâu dài, bạn cần điều trị có lộ trình. Nhiều người chọn cách dùng Đông dược để chữa an toàn, ít tác dụng phụ hơn.

Mỗi bệnh nhân đều cần có phác đồ điều trị phù hợp – Liên hệ bác sĩ để được giải đáp

 Cách trị bệnh đau dạ dày trong YHCT

Y học cổ truyền phương Đông có rất nhiều thuốc giảm đau do bệnh lý ở dạ dày. Đặc biệt, tại nước ta cũng có nhiều vị thuốc Nam quý hữu dụng với từng hiện tượng bệnh cụ thể. Các nhà thuốc gia truyền thường sử dụng nhiều nhất là 3 vị thuốc quý: Dạ cẩm, chè dây và các lá khôi tía.

Công dụng đặc trị bệnh đau dạ dày của ba vị thuốc

Chữa bệnh dạ dày với cây dạ cẩm

Nếu đau dạ dày do viêm loét ở niêm mạc, bạn dùng thuốc như sau:

  • Chuẩn bị 2kg đường, 1 lượng nhỏ hồ nếp, 7kg cây dạ cẩm và 1kg cam thảo đều đã được làm sạch, phơi khô, tán bột.
  • Đem số nguyên liệu này trộn với nhau, chú ý thêm hồ nếp vừa đủ để tạo được hỗn hợp sệt. Từ đó vo lại thành viên nhỏ như hạt đỗ đen.

Người lớn uống mỗi lần khoảng 20 – 30 viên, trẻ nhỏ giảm liều lượng còn ½. Sử dụng khoảng 2 lần mỗi ngày cho đến khi bệnh đau dạ dày thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc từ khôi tía

Cách làm:

  • Dùng 30g lá khôi tía đem sắc với 20g diếp dại cùng khoảng 10g khổ sâm.
  • Nấu nhỏ lửa và đun kỹ lấy nước cô đặc cho người bệnh uống sau ăn 20 phút hoặc trước bữa ăn.
  • Dùng 10 ngày liên tục rồi dừng 3 ngày, nếu còn đau lại uống tiếp.

Chữa bằng chè dây

Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc bị trào ngược nên thực hiện:

  • Lấy 10 – 15g chè dây sơ chế sạch sẽ rồi phơi khô.
  • Khi lá quăn lại và chuyển màu vàng thì rửa lại, đem sao vàng lên.
  • Tiếp theo, đem lá này đun lấy nước uống thay nước trà.
  • Tiến hành sắc nước uống liên tục 15 – 20 ngày để cải thiện các chứng bệnh đau dạ dày.

Lá khôi tía là cây thuốc Nam từ lâu đã dùng để trị đau ở dạ dày

Bài thuốc YHCT chữa đau dạ dày tốt nhất

Dựa trên thực trạng bệnh đau dạ dày hiện nay và khả năng đáp ứng của các bài thuốc YHCT cổ đại, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của nhà thuốc nam dòng họ Nguyễn Thu đã đồng lòng tiến hành nghiên cứu, từng bước hoàn thiện cho ra đời công thức toàn diện giải quyết các vấn đề về dạ dày. Đó là bài thuốc Bài thuốc đặc trị dạ dày dòng họ Nguyễn Thu đặc trị bệnh dạ dày.

Bài thuốc được chọn lọc, nghiên cứu và phát triển dựa trên những điểm vượt trội nhất của hơn 10 bài thuốc đặc trị dạ dày cổ phương. Đồng thời kết hợp với sự phát triển của y khoa hiện đại để tìm ra dược liệu chữa bệnh đặc hiệu và gia giảm hàm lượng vị thuốc để phù hợp với nhiều chứng trạng cũng như cơ địa người hiện đại.

Bài thuốc đặc trị dạ dày dòng họ Nguyễn Thu được bào chế tổng thể thành 3 chế phẩm, mỗi chế phẩm đều có thành phần dược liệu và công dụng đặc trị các vấn đề dạ dày khác nhau.

Tùy vào chứng trạng, mức độ nặng nhẹ từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị (kết hợp 2 – 3 chế phẩm). Đồng thời kê đơn, bốc thuốc với hàm lượng dược chất phù hợp nhất với tình trạng cũng như cơ địa của bệnh nhân. Khi đó hiệu quả điều trị có thể lên đến 90% chỉ sau 1 liệu trình ( 1- 3 tháng).

Thành phần chính được sử dụng bào chế thuốc bài thuốc là Chè dâyÔ tặc cốt, Bố chính sâm, Lá khôi, Dạ cẩm… cùng 30 dược liệu khác. Chúng đều là các vị thuốc đặc trị bệnh đau dạ dày, đặc biệt là có khả năng ức chế vi khuẩn Hp.

Đặc biệt, Nhà thuốc  đảm bảo 100% từ thảo dược sạch đạt chuẩn GACP – WHO nên an toàn, lành tình với cả trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ sau sinh (6 tháng)…

Liên hệ ngay bác sĩ để có phác đồ chữa dạ dày phù hợp!

Hiện nay, mỗi ngày nhà thuốc nam dòng họ Nguyễn Thu tiếp đón, khám chữa bệnh cho hàng trăm bệnh nhân dạ dày, trở thành đơn vị số 1 trong lĩnh vực điều trị bệnh dạ dày nói riêng. Điều này càng được khẳng định, khi số liệu khảo sát thực tế cho thấy:

Kết quả khảo sát sự hiệu quả của bài thuốc đặc trị đau dạ dày dòng họ Nguyễn Thu

Bên cạnh những đánh giá từ NS nổi tiếng, Nhà thuốc còn nhận được rất nhiều phản hồi từ bệnh nhân từng điều trị dạ dày bằng Bài thuốc đặc trị dạ dày dòng họ Nguyễn Thu trên các diễn đàn.

 Bệnh đau dạ dày ăn gì, kiêng gì tốt cho cơ thể?

Bệnh đau dạ dày có liên quan mật thiết đến chế độ dinh dưỡng cho nên việc ăn gì kiêng gì rất được quan tâm.
Vậy dạ dày bị đau nên ăn gì, cần bổ sung những loại tốt cho tiêu hóa như:

  • Chuối xanh: Cung cấp lớp nhầy bảo vệ niêm mạc tự nhiên, trung hòa axit.
  • Táo hoặc giấm táo: Giúp bôi trơn đường ruột, cản trở khuẩn hại sinh trưởng, trị táo bón.
  • Nước dừa: Bổ sung Canxi, Kali và magie giúp làm sạch khuẩn hại ở dạ dày.
  • Gừng: Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng đầy hơi, lên men do thức ăn thừa ứ đọng.
  • Sữa chua: Tăng thêm lợi khuẩn cho đường ruột.
  • Nước lọc: Cần uống đủ nước, tránh để hệ tiêu hóa thiếu nước, nên dùng nước lọc hoặc có tính kiềm.

Bên cạnh đó, cần kiêng một số nhóm thực phẩm làm hại hệ tiêu hóa, đó là:

  • Thức ăn cay nóng: Nhóm này sẽ làm tăng tình trạng viêm loét, tăng tiết axit dạ dày.
  • Chất kích thích: Dễ gây xuất huyết ở người viêm loét dạ dày, tăng tổn thương, có thể làm thủng dạ dày.
  • Thực phẩm muối: Vi sinh lên men trong dưa cà muối sẽ tạo thêm axit dư trong dạ dày, tăng tình trạng nóng trong, ợ hơi, khó tiêu…
  • Thực phẩm chiên rán: Những loại món ăn chiên ngập dầu như nem rán, xúc xích, bánh xèo, bánh rán… đều khó tiêu, gây đầy bụng. Để xử lý nhóm này, dạ dày sẽ tăng tiết axit, dẫn đến dư dịch vị, niêm mạc tổn thương, cơn đau cũng xuất hiện.
  • Thức ăn cứng: Các loại hạt cứng hoặc món giòn, khó làm nhỏ nên hạn chế sử dụng. Hoặc bạn cần nhai thật kỹ, chế biến theo cách xay nhuyễn trước khi dùng. Bởi lẽ các góc cạnh của thức ăn này có thể làm gia tăng tổn thương ở niêm mạc khi dạ dày co bóp, dẫn đến đau.

Quả táo hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau thế nào?

Khi chế biến thức ăn, cần làm nhỏ đồ ăn cho người bị bệnh đau dạ dày. Nên cho họ ăn đúng bữa và vừa đủ no.

Phòng bệnh đau dạ dày hiệu quả, kịp thời

Ăn gì kiêng gì cũng là một cách phòng và hỗ trợ điều trị đau dạ dày. Tuy nhiên, chế độ ăn chưa phải tất cả, để tránh bị bệnh, bạn còn cần chú ý:

  • Không nên vừa ăn vừa làm hoặc nghịch điện thoại, trò chuyện, đi lại…
  • kiêng thức khuya quá 23 giờ, đồng thời tránh ăn đêm. Thay vào đó, hãy ăn nhiều bữa nhỏ và nhai thật kỹ, giảm hoạt động cho bao tử.
  • Không nên để đầu óc căng thẳng triền miên, tốt nhất hãy cân bằng công việc trí óc và chân tay, kết hợp giải trí lành mạnh.
  • Tránh làm việc ngay sau khi ăn xong hoặc cố sức khi đã đói.
  • Nếu có bất cứ biểu hiện nào cho thấy liên quan đến bệnh đau dạ dày, cần đến gặp bác sĩ ngay.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Bánh Mì Không? Ăn Loại Nào Tốt?

Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết,...

Trào ngược dạ dày có nên ăn trứng

Trào ngược dạ dày có nên ăn trứng và tại sao?

Trong số các loại thực phẩm bổ dưỡng và có chứa nhiều dưỡng chất với người bệnh thì trứng là loại thực phẩm mà người...

Trào ngược độ A

Trào ngược độ A là sao, làm sao để nhận biết và khắc phục

Để chia cấp độ trào ngược ra thành nhiều mức khác nhau, các bác sĩ có chia ra thành cấp A, B, C, D. Trào...

Uống nhiều nước để hệ tiêu hóa được khỏe mạnh, thuận lợi hơn

Thực Đơn Giảm Cân Cho Người Đau Dạ Dày Tốt Nhất

Giảm cân cho người đau dạ dày luôn là vấn đề khó khăn hơn với bất cứ đối tượng nào. Một người bị đau dạ...

Zalo
Messenger